03/08/2010 9:47 AM
Hai phe ủng hộ và phản đối thắt chặt ngân sách có những lập luận gì và họ bảo vệ chính kiến của mình như thế nào?
Thắt chặt hay không thắt chặt?

Thắt chặt hay không thắt chặt, đó là vấn đề. Và câu trả lời cho câu hỏi đó đã bắt đầu thay đổi trong tư duy các nhà hoạch định chính sách. Liệu họ có làm đúng?

Nếu lập luận ủng hộ thắt chặt là đúng, làm trái lại sẽ gây ra cú sốc tài chính ngân sách ở những nước hùng mạnh nhất thế giới. Nếu lập luận ấy sai, làm theo sẽ đe dọa phục hồi và còn có thể khởi động những cú sốc tài chính lớn hơn.

Vậy các nhà hoạch định chính sách nghĩ gì?

Tuyên bố của Hội nghị G20 tại Toronto viết: “Có nguy cơ rằng chính sách tài khóa cùng lúc bị điều chỉnh tại các nền kinh tế chủ đạo sẽ gây hiệu ứng ngược đối với sự phục hồi. Cũng tồn tại nguy cơ không áp dụng các biện pháp củng cố khi cần thiết sẽ làm xói mòn niềm tin và kìm hãm tăng trưởng.

Trước yêu cầu cân đối các mục tiêu ấy, các nền kinh tế phát triển cam kết sẽ giảm một nửa thâm hụt trước năm 2013 và ổn định hoặc giảm tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP trước năm 2016.”

Câu chữ trong bản tuyên bố tại Hội nghị Pittsburgh tháng 09/2009 cẩn trọng hơn nhiều: “Chúng ta cam kết duy trì các chính sách mạnh mẽ cho đến khi đảm bảo phục hồi bền vững. Chúng ta sẽ hành động để đảm bảo tăng trưởng sẽ trở lại cùng việc làm.

Chúng ta hết sức tránh ngừng kích thích quá sớm. Cùng lúc đó, chúng ta sẽ chuẩn bị chiến lược thoái lui và đến lúc thích hợp, sẽ cùng phối hợp rút các chính sách hỗ trợ đồng thời để vẫn duy trì cam kết sử dụng ngân sách có trách nhiệm.”

Thay đổi đó đến từ đâu?

Thứ nhất, nền kinh tế thế giới đang phục hồi nhanh hơn mong đợi.

Tháng 04/2009, vào thời điểm hội nghị G20 tại London, nhìn chung dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 1,9%. Cho đến tháng 9 năm ngoái, con số này đã đạt 2,6% và đến tháng 06/2010 lên tới 3,5%.

Ở Mỹ, nhìn chung dự báo tăng trưởng năm 2010 là 1,8% vào tháng 06/2009, 2,4% tháng 9 năm ngoái và 3,3% tháng 6 năm nay.

Thậm chí với cả khu vực eurozone, dự báo cũng cải thiện chút ít, từ 0,3% tháng 4/2009 tới 1% tháng 9 năm ngoái và 1,1% tháng 6 năm nay.

Lý do thứ hai là khủng hoảng tài khóa tại Hy Lạp và các nước vùng rìa eurozone khác. Thêm vào đó là chính phủ liên minh mới lên nắm quyền ở Anh.

Người ta vội vàng tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro: tháng 5, lợi suất trái phiếu 10 năm của Hy Lạp đạt đỉnh 12%. Kết quả là gói giải cứu của IMF và các chính phủ eurozone khác cùng việc tạo ra kênh cho vay bình ổn của cả IMF và eurozone trị giá 750 tỷ euro.

Cũng không được thổi phồng mức độ thắt chặt

Trong Báo cáo triển vọng kinh tế tháng 5, OECD dự báo thâm hụt tài khóa đã điều chỉnh theo chu kỳ của các quốc gia thành viên giảm từ 6,4% năm 2010 xuống 5,8% năm 2011. Con số tương tự tại Mỹ là từ 9% xuống 7,9% và tại eurozone là từ 4,1% xuống 3,6%.

Nhưng người ta đang lên kế hoạch thắt chặt thêm, đặc biệt là ở Anh. Hơn nữa, nhiều người còn nghĩ kể cả các kế hoạch thắt lưng buộc bụng này vẫn là chưa đủ.

Vậy lập luận của hai phía là gì?

Những người chống thâm hụt mạnh mẽ nhất cho rằng thâm hụt ngân sách không tác động tới nền kinh tế vì nó gây thoái lui đầu tư tư nhân. Do đó, nếu ngân sách thâm hụt, dân chúng sẽ phải tiết kiệm vì họ hiểu rằng rút cục rồi thuế cũng sẽ phải tăng.

Một lập luận cực đoan khác cho rằng suy thoái sâu sẽ quét sạch những vấn nạn trước kia và vì thế mà mang lại một nền kinh tế và xã hội lành mạnh hơn. Những người có suy nghĩ như vậy có ảnh hưởng rộng rãi trong nền chính trị nhưng lại ít tác động tới các nhà hoạch định chính sách.

Cả hai bên bảo vệ lập luận của mình như thế nào?

Phái “cắt giảm” cho rằng thâm hụt ngân sách lớn chưa từng có ở các nước phát triển trong thời bình, đặc biệt là Mỹ, sẽ đe dọa các cam kết dài hạn về ngân sách, làm thoái lui đầu tư và tiêu dùng tư nhân.

Liều thuốc kích thích tài khóa kết hợp với các công cụ tự ổn định có tác dụng trong cơn hỗn loạn năm 2008 và đầu năm 2009 nhưng đã đến lúc cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp đảm bào tăng trưởng bền vững.

Nếu không, chi phí vốn vay sẽ sớm tăng mạnh và hậu quả sẽ khôn lường. Sản lượng và doanh thu đã mất vĩnh viễn vì khủng hoảng, dân số đang già đi, không thể không hành động ngay.

Cuối cùng, nếu nền kinh tế yếu đi sau khi thắt chặt ngân sách, nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ rất hữu hiệu. Chính sách tiền tệ lỏng khuyến khích đầu tư, làm đồng tiền yếu đi, nhờ thế mà kích thích xuất khẩu.

Nhiều người thuộc phe “cắt giảm” cuũng cho rằng chính sách tốt nhất là giảm thâm hụt. Họ nói, đó là bài học từ chính những lần cắt giảm thâm hụt trong quá khứ.

Phe “trì hoãn” đồng ý rằng tăng trưởng tiêu dùng dài hạn phải chậm lại.

Nhưng họ nhấn mạnh rằng sự phục hồi còn rất mong manh và đặc biệt là khu vực tư nhân đang có thặng dư tài chính khổng lồ. Chính sự yếu ớt của khu vực tư nhân khiến ngân sách thâm hụt chứ không phải ngược lại.

Hơn nữa, chính sách đã hướng nhiều sang khía cạnh đảm bảo an toàn hơn: với nhừng người ghét rủi ro, không gì thay thế được trái phiếu của các chính phủ có điểm xếp hạng tín dụng cao, đặc biệt là Mỹ, nhà phát hành của đồng tiền cả thế giới coi là nơi trú ẩn an toàn.

Kể từ eurozone xảy ra khủng hoảng, vị thế ấy lại càng được củng cố hơn. Hơn nữa, lãi suất dài hạn của các nước phát triển nhất đang giảm chứ không tăng: ở Mỹ, lãi suất trái phiếu 10 năm là 3%. Thế nên làm gì có gì đe đọa tới lòng tin?

Tiếp đó, lãi suất đã gần tới mức 0, chính sách tiền tệ chẳng có tác dụng gì trừ hỗ trợ thêm cho chính sách tài khóa mở rộng.

May mắn là các nước có NHTW của riêng mình có thể tài trợ trực tiếp cho chính sách tài khóa. Với các nước thành viên eurozone thì không, thực tế nền kinh tế của họ đang vận hàng với một đồng ngoại tệ.

Cho đến khi nào công suất thừa còn quá lớn và tín dụng ngân hàng còn quá yếu, việc dựa vào khả năng “in tiền” của NHTW không gây ra nguy cơ lạm phát.

Ngược lại, nguy cơ lại là thắt chặt ngân sách quá sớm khiến kinh tế suy thoái và giảm phát như những gì xảy ra với Nhật Bản trong thập kỷ 90.

Họ cho rằng mối tương quan giữa nợ cao và giảm phát có thể tạo ra vòng xoáy suy thoái và những “thập kỷ mất mát” kiểu Nhật Bản sẽ đe dọa các nước phát triển.

Điều đó nhiều khả năng sẽ xảy ra nếu tất cả các nước đều đồng loạt thắt chặt ngân sách. Thực tế, còn cần nới lỏng hơn nữa: tăng trưởng GDP của các nước G7 quý I năm nay vẫn dưới mức trước khủng hoảng.

Trước lập luận trong những bài viết sẽ đăng vào cuối tuần này, người đọc nên có chính kiến của riêng mình. Nhưng có một điều ai ai cũng phải đồng ý rằng: cần phải có cuộc tranh luận.

Chúng ta không thể biết ai đúng và ai sai. Nhưng chắc chắn rằng, nếu các nhà hoạch địch chính sách làm sai, hậu quả sẽ khôn lường.

Các “bác sỹ của nền kinh tế” phải chuẩn bị để phản ứng kịp thời trước bất kỳ tác dụng phụ nào của liều thuốc mình sẽ kê.

Cafeland.vn
Theo Economist
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.