Thành phần Tổ công tác có đại diện lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an, GT - VT, KH - ĐT và Chủ tịch UBND các tỉnh Ninh Thuận và Đồng Nai.
Tại buổi làm việc ở Ninh Thuận ngày 17/4, trước kiến nghị của tỉnh Ninh Thuận về sân bay Thành Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý chủ trương bổ sung quy hoạch sân bay quân sự Thành Sơn thành sân bay quân sự kết hợp với dân dụng, giúp Ninh Thuận có động lực mới để phát triển đột phá trong thời gian tới.
Sân bay Thành Sơn hay căn cứ không quân Phan Rang là một sân bay quân sự cấp 1, nằm phía bắc TP Phan Rang - Tháp Chàm. Sân bay đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn tĩnh không và an toàn hành lang bay. Sân bay hiện có 2 đường cất hạ cánh rộng 31 m và 23 m, dài hơn 3.000 m, có thể đón được máy bay Airbus 321, Boeing hoặc tương đương.
Sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) được xây dựng từ năm 1955 có vị trí nằm cách TP.HCM khoảng 30km. Hiện nay, sân bay Biên Hòa vẫn được Không quân nhân dân Việt Nam tiếp tục sử dụng, Trung đoàn Không quân tiêm kích 935 thuộc sư đoàn 370 được biên chế tại sân bay Biên Hòa.
Trong quá trình lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã có nhiều ý kiến đề nghị quy hoạch sân bay Thành Sơn và Biên Hòa là sân bay lưỡng dụng, kết hợp phục vụ quân sự và dân dụng để tận dụng cơ sở hạ tầng có sẵn của các sân bay này. Tuy nhiên, trong tờ trình mới nhất gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã không đưa cả 2 sân bay Thành Sơn và Biên Hòa vào dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Không đưa sân bay Thanh Sơn vào quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030
CafeLand – Theo kết quả nghiên cứu, Tư vấn không đưa Sân bay Thành Sơn vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
“Ông lớn” năng lượng Đức ngõ ý muốn đầu tư vào Việt Nam, Bộ Công Thương giới thiệu 2 tỉnh tiềm năng để đặt dự án
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, Công ty Blueberry Energy (Đức) đã bày tỏ mong muốn đầu tư vào dự án “German Friendship Solar Project”. Mô hình này được kỳ vọng mang lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường, đồng th...
-
“Ông lớn” năng lượng Mỹ thông tin về dự án nhà máy nhiệt điện 2,1 tỷ USD tại Ninh Thuận
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, đại diện Tập đoàn AES (Mỹ) đã báo cáo về tiến độ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II mà tập đoàn này đang đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận....
-
EVN muốn tiếp tục đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa kiến nghị Thủ tướng giao tập đoàn tiếp tục đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và các nguồn điện mới.