Sự trỗi dậy của Fintech - các dịch vụ tài chính (DVTC) dựa trên nền tảng công nghệ đang mở ra thời cơ “vàng” cho cộng đồng khởi nghiệp của Việt Nam, nhưng lại mang theo mối đe dọa về thị phần đối với nhiều ngân hàng thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thay vì “đối đầu”, các ngân hàng có thể lựa chọn hợp tác cùng Fintech để bù đắp những thiếu sót vốn có cũng như mang lại cơ hội cùng phát triển.
Giao dịch điện tử ngày càng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực ngân hàng. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH
Thị trường tiềm năng
Fintech là thuật ngữ chỉ việc cung cấp các DVTC thông qua phương tiện là công nghệ nhằm tăng độ phủ, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và cắt giảm chi phí vận hành.
Không đơn giản như sự thay đổi bằng các ứng dụng ngân hàng trên mạng (online banking) hay quầy giao dịch điện tử, các ứng dụng đa dạng của Fintech đang tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của ngành tài chính ngân hàng (TCNH) như tiền gửi, thanh toán, bảo hiểm, tín dụng, quản trị rủi ro và an toàn bảo mật,…
Nhờ sức mạnh của công nghệ, Fintech đang tạo ra những thay đổi to lớn trong mô thức cung ứng các DVTC. Thí dụ, thay vì phải đến tận ngân hàng và “ngập đầu” trong vô số thủ tục rắc rối, với Fintech, chỉ bằng vài thao tác đơn giản trên điện thoại di động, khách hàng đã có thể dễ dàng tiếp cận mọi DVTC cần thiết, từ việc thanh toán đến chuyển tiền, tìm vốn, cho vay hay tiến hành đầu tư,…
Do đó, không khó hiểu khi Fintech đã nhanh chóng trỗi dậy và trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư “nóng” nhất trên thị trường toàn cầu hiện nay. Theo thống kê, nếu đầu tư toàn cầu vào Fintech trong năm 2013 chỉ đạt mức khoảng bốn tỷ USD, thì đến năm 2015, con số này đã lên tới hơn 15 tỷ USD và sẽ tăng lên khoảng 25 tỷ USD vào năm 2016.
Ở Việt Nam, năm 2016 cũng là cột mốc đáng nhớ đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính khi lĩnh vực này đang chứng kiến sự bùng nổ cả về số lượng DN khởi nghiệp, ý tưởng lẫn số tiền đầu tư. Có thể kể đến trường hợp Công ty CP M_Service (sở hữu ví điện tử MoMo) nhận được 28 triệu USD từ hai nhà đầu tư là Standard Chartered và Goldman Sachs, hay ý tưởng táo bạo của LoanVi trong việc cung cấp khoản vay ngang hàng giữa người dùng, cùng hàng loạt các giải pháp thanh toán trực tuyến khác như 1Pay, 123Pay,…
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) Phan Thanh Sơn nhận định: Việt Nam là “mỏ vàng” cho khởi nghiệp công nghệ khi sở hữu cấu trúc dân số trẻ, năng động; tỷ lệ người dân kết nối in-tơ-nét đạt tới 44%, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh đạt hơn 40% và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng mạnh.
Trong khi đó, mức độ phủ sóng của các DVTC ở Việt Nam lại rất thấp. Chỉ có 30% dân số có tài khoản ngân hàng, thấp hơn nhiều con số trung bình 60% của thế giới. Vì vậy, lĩnh vực công nghệ tài chính - Fintech rõ ràng là một “sân chơi” rất tiềm năng đang chờ được khai phá.
Tuy nhiên, bức tranh về hoạt động của DN Fintech Việt Nam hiện nay còn khá đơn điệu với đa số ứng dụng hầu như chỉ tập trung trong lĩnh vực thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, ngoài một số ít DN hoạt động có hiệu quả và lợi nhuận, phần lớn DN Fintech còn lại vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc NextTech, một trong những DN đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực thương mại – thanh toán điện tử, ngoài yếu tố cung cầu và giai đoạn phát triển của Fintech tại Việt Nam chỉ vừa khởi bước, còn phải kể đến sự thiếu “cởi mở” từ các tổ chức tài chính truyền thống. Rõ ràng, ngân hàng vẫn có tâm lý e ngại, chưa nhận thức đủ về sự cần thiết trong hợp tác với DN Fintech để cùng phát triển.
Hợp tác hay đối đầu ?
Thực tế, không ít DN Fintech đang tạo ra các giá trị mới có tiềm năng hoàn toàn thay thế các giá trị cũ mà hệ thống TCNH truyền thống đang nắm giữ, hoặc ít nhất là kéo bớt khách hàng và chiếm dần thị phần của các ngân hàng. Thí dụ, tiền ảo Bitcoin là một nguy cơ vì có khả năng bỏ qua hoàn toàn các ngân hàng và chính phủ để tạo ra một hệ thống tiền tệ mới trên toàn cầu.
Chính vì vậy, rất nhiều định chế tài chính truyền thống, đặc biệt là các ngân hàng chắc chắn sẽ cảm nhận ngay mối đe dọa từ Fintech. Theo một khảo sát phạm vi toàn cầu mới đây, 83% các định chế tài chính truyền thống lo ngại một phần hoạt động kinh doanh của họ có nguy cơ rơi vào tay các DN Fintech.
Tuy nhiên, nếu nhìn từ một góc độ khác, Fintech cũng đang góp phần quan trọng nhằm tối ưu hóa ngành TCNH trong một thế giới đang điện tử hóa. Có thể thấy, Fintech không chỉ thuần túy gây ra nguy cơ, thách thức, mà còn mang đến nhiều cơ hội tiềm năng cho các tổ chức TCNH truyền thống nếu biết nhận diện và vận dụng tốt. Câu hỏi được đặt ra là liệu các ngân hàng tại Việt Nam nên làm gì trước xu thế trỗi dậy của Fintech: đối đầu hay hợp tác để cùng phát triển?
Vụ trưởng Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Bùi Quang Tiên cho rằng: Bản thân các ngân hàng của Việt Nam thường ít có thế mạnh về công nghệ thông tin để tự phát triển hệ thống thanh toán riêng của mình; hoặc nếu tự đầu tư thì chi phí nghiên cứu và triển khai cũng rất tốn kém so với hiệu quả đạt được.
Do đó, sự ra đời của các tổ chức không phải ngân hàng tham gia hỗ trợ hoạt động thanh toán sẽ giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn với các DVTC nói chung cũng như các phương tiện thanh toán nói riêng; đồng thời, giúp cho các ngân hàng giảm bớt chi phí đầu tư về hạ tầng công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Ông Phan Thanh Sơn cũng nhìn nhận: Ngân hàng tại Việt Nam với nền tảng khách hàng lớn hiện tại và mạng lưới chi nhánh rộng khắp sẽ là lợi thế cạnh tranh khó có thể san lấp khi việc sử dụng tiền mặt vẫn là thói quen chủ yếu của người dân Việt Nam.
Thêm vào đó, uy tín và khả năng bảo mật vượt trội cũng đặt ngân hàng ở vị trí có lợi thế. Ngoài ra, ngân hàng còn là kênh trung gian giúp Nhà nước quản lý, ban hành và thực hiện các chính sách vĩ mô; vì vậy, sẽ vẫn luôn giữ được vai trò trung tâm trong việc kết nối các thành phần kinh tế và cung cấp các dịch vụ, giải pháp tài chính đến người dân và DN.
Thực tế, các công ty Fintech và ngân hàng đều sở hữu những thế mạnh riêng, có thể bổ sung cho nhau. Việc hợp tác giữa hai bên sẽ khiến ngành TCNH “lột xác” nhanh chóng. Các công ty Fintech sẽ tiếp cận được với nguồn khách hàng to lớn, được hỗ trợ bởi nguồn vốn dồi dào từ ngân hàng, chính là động lực quan trọng để đẩy mạnh và hoàn thiện sản phẩm của mình.
Ngược lại, nhờ Fintech, ngân hàng cũng có thể mang lại những trải nghiệm mới mẻ và tiện ích hơn tới khách hàng, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ và chạm đến được các thị trường “ngách”, nơi mà các ngân hàng trước đây do hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ thuật hay tiềm lực đã không thể với tới.
Hiện, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho 16 tổ chức không phải là ngân hàng cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán. Trong đó, cho phép một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử (NAPAS) và 15 tổ chức cung ứng dịch vụ Cổng thanh toán điện tử; hỗ trợ thu, chi hộ; hỗ trợ chuyển tiền điện tử và ví điện tử. |
Thái Linh (Nhân dân)
VIP
Sở hữu căn hộ cao cấp 68,2m2 gồm 2PN + 2WC + NTCC sát Phạm Văn Đồng chỉ 915triệu
91,500- 68.2m2
Dĩ An, Bình Dương
Hôm nay
0966755***
VIP
Căn Hộ Cao Cấp sát Vincom Dĩ An cách Q1 19km giá cạnh tranh chỉ 1,6 - 1,8 tỷ/căn
Thương lượng- 0m2
Dĩ An, Bình Dương
Hôm nay
0966755***
VIP
Quận 6-Hai tầng Full nội thất -68m2 ngang hơn 5M
6 tỷ 590 triệu- 68m2
Quận 6, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0933000***
VIP
Suất nội bộ cuối cùng căn 2 ngủ 2tỷ3 70m2 giá tốt nhất: Liên hệ 0765502237
2 tỷ 320 triệu- 70m2
Cái Răng, TP. Cần Thơ
Hôm nay
0765502***
VIP
2 TỶ 3 CHIẾT KHẤU 8% LIỀN TAY TẶNG VÀNG RỒNG 9999
3 tỷ 200 triệu- 70m2
Cái Răng, TP. Cần Thơ
Hôm nay
0765502***
VIP
Lô đất 150m2 mặt tiền D7 giá 1.050tr. Tặng Shophouse đang cho thuê giá 4tr/tháng
1 tỷ 50 triệu- 150m2
Bàu Bàng, Bình Dương
Hôm nay
0986000***
VIP
bán Nhà sổ riêng mặt tiền Buôn Bán Thái Hòa tân uyên bình dương 3 tỷ 100 triệu
3 tỷ 100 triệu- 90m2
Tân Uyên, Bình Dương
Hôm nay
0964567***
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.