Phối cảnh tổ hợp lọc hoá dầu Vũng Rô (Phú Yên).
Đại diện tập đoàn Gia Phú Singapore cho biết, sau quá trình khảo sát dự án này tập đoàn quyết định tìm đến tỉnh Phú Yên với mong muốn đầu tư bài bản tổ hợp lọc hoá dầu tại Vũng Rô, Phú Yên và cả dự án du lịch nghỉ dưỡng.
“Hiện chúng tôi đã cam kết chứng minh tài chính đầu tư tại Việt Nam, năng lực – kinh nghiệm triển khai dự án với mức đầu tư tạm tính 5 tỉ USD. Cụ thể, cụm cảng 500 triệu USD; Tổ hợp lọc hoá dầu 3,2 tỉ USD và Hệ thống công nghiệp phụ trợ bao gồm đường ống dẫn dầu lên Tây Nguyên 1,3 tỉ USD” – đại diện của tập đoàn này cho biết.
Phía chủ đầu tư này cũng cho rằng vấn đề lớn nhất của lọc hóa dầu Việt Nam hiện nay là đầu ra và tập đoàn này đã tính toán trước được việc này nên mạnh dạn đầu tư.
Ngoài ra, phía Gia Phú Singapore tiết lộ tập đoàn này cũng đang thảo luận để tham gia vào dự án du lịch nghỉ dưỡng Vung Ro Bay của tỉnh Phú Yên. Đây là dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng lớn nhất tại Phú Yên (khoảng 2,5 tỉ USD) đang kêu gọi đầu tư.
Phía Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên cho biết đã chấp thuận cho liên doanh tập đoàn Gia Phú Singapore và ABC nghiên cứu, khảo sát và đầu tư dự án Tổ hợp lọc hóa dầu. Ban quản lý cam kết sẽ tạo điều kiện tối đa về giải phóng mặt bằng, ưu đãi đầu tư. Đại diện BQL cũng cho biết thêm, hiện tỉnh này đang mở rộng sân bay Tuy Hòa phục vụ nhu cầu của nhà đầu tư và khách du lịch đến địa phương này.
Mới đây, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Phú Yên - cho biết ban này vừa ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô. Nguyên nhân là chủ đầu tư dự án trên đã có quyết định tự chấm dứt đầu tư dự án.
Nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô là dự án do Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô, được liên danh Technostar Management (Anh) và Telloil (Nga) lập ra, làm chủ đầu tư với tổng giá trị đầu tư 3,2 tỉ USD.
Dự án trên bao gồm nhà máy lọc dầu có công suất 8 triệu tấn/năm, tổ hợp hóa dầu và cảng biển Bãi Gốc. Dự án được triển khai trên diện tích 538ha đất, trong đó 404ha xây dựng nhà máy, 134ha xây dựng cảng Bãi Gốc (chưa kể phần diện tích mặt nước từ 500-1.300ha).
Dự án này được UBND tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu tiên vào tháng 11/2007 với số vốn 1,7 tỉ USD và công suất 4 triệu tấn/năm. Kế hoạch ban đầu là nhà máy sẽ chính thức hoạt động vào năm 2011, sau đó sẽ nâng công suất lên 8 triệu tấn/năm.
Ngày 1/3/2018, UBND tỉnh Phú Yên có văn bản chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên làm việc với Sở Kế hoạch và đầu tư để thực hiện thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án trước ngày 6/3.
-
Thông tin mới về việc nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam xây nhà máy tại Phú Yên để làm đường ray cho tàu tốc độ 350km/h
Cơ cấu sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép mà Hòa Phát đang xúc tiến triển tại Phú Yên sẽ phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khi đi vào hoạt động thương mại vào năm 2029....
-
Bộ GTVT phản hồi về dự án đầu tư mở rộng tuyến quốc lộ nối Phú Yên – Bình Định – Đắk Lắk
Tuyến quốc lộ 19C nối ba tỉnh Phú Yên, Bình Định và Đắk Lắk, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh Phú Yên có chiều dài 112km đã xuống cấp nên cử tri kiến nghị sớm đầu tư, mở rộng.
-
Chủ đầu tư LAurora Phú Yên kéo dài thời hạn lô trái phiếu 283 tỷ đồng
CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Việt Mỹ A&V vừa công bố thông tin việc điều chỉnh một số nội dung liên quan đến trái phiếu mã CGGCH2124001.