Cụ thể vào chiều 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Karan Adani, Tổng Giám đốc Công ty Cảng và Đặc khu kinh tế, thuộc Tập đoàn Adani - một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất Ấn Độ, đang nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm thêm các cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Thủ tướng cho biết, trong dịp dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển mở rộng tại Nhật Bản vừa qua, Thủ tướng đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trao đổi về nhiều phương hướng, biện pháp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này giữa hai nước trong thời gian tới, tương xứng với tiềm năng cũng như tầm vóc của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Việt Nam hoan nghênh các đối tác, trong đó có Ấn Độ quan tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược tại Việt Nam, bao gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số và hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ông Karan Adani, Tổng Giám đốc Công ty Cảng và Đặc khu kinh tế Adani bày tỏ vinh dự được Thủ tướng tiếp; ngưỡng mộ với tầm nhìn, chiến lược phát triển đất nước của Việt Nam; cho biết Adani là tập đoàn kinh tế lớn nhất Ấn Độ đang hoạt động trong các lĩnh vực cảng biển, vận tải, logistics, năng lượng, công nghệ số… tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.
Tổng Giám đốc Karan Adani cho biết, Adani rất quan tâm, đã dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá cơ hội và đi đến quyết định, cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD, không chỉ trong lĩnh vực cảng biển, logistics, mà còn các lĩnh vực năng lượng, công nghệ số. Trong đó, Adani mong muốn xây dựng hệ sinh thái cảng biển theo hướng xanh hóa và đầu tư các nhà máy điện gió, điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam, tổng số vốn khoảng 3 tỷ USD, phù hợp với chiến lược phát triển của Việt Nam.
Quy hoạch khu Bến cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng
Theo Thủ tướng, Việt Nam có tiềm năng lớn về vận tải biển, phát triển hệ sinh thái cảng biển, năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời; hoan nghênh Tập đoàn Adani chủ trương đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực này, trước mắt là đầu tư vào khu Bến cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng, cũng như các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Về việc phát triển ngành điện, phải tính toán tổng thể cả 5 yếu tố là nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện và nhất là giá điện hợp lý, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp.
Ông Karan Adani đồng tình cao với các ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và cho biết Tập đoàn Adani sẽ bắt tay ngay, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, đối tác của Việt Nam để triển khai những dự án cụ thể, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả như Thủ tướng mong muốn.
Adani là một trong các tập đoàn lớn nhất Ấn Độ; riêng trong lĩnh vực đầu tư cảng biển thuộc nhóm 5 công ty có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và là công ty hàng đầu tại Ấn Độ trong phát triển, vận hành cảng và hệ thống hậu cần tích hợp, chiếm 25% năng lực cảng của Ấn Độ. Tập đoàn cũng có kinh nghiệm phát triển cảng biển ở nước ngoài, trong đó có cảng Haifa, là cảng lớn thứ hai tại Israel.
-
Thí điểm phân cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị cho UBND TP Đà Nẵng
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 23/2024/QĐ-TTg quy định thí điểm về phân cấp thẩm quyền và trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt t...
-
UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị thu hồi hơn 742ha đất để triển khai 23 dự án
UBND thành phố Đà Nẵng vừa có Tờ trình số 278/TTr-UBND gửi đến Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc đề nghị thông qua danh mục công trình, dự án cần thu hồi đất năm 2025.
-
Cao tốc đi qua “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” sẽ được mở rộng lên 4 làn xe
Tuyến cao tốc La Sơn – Hòa Liên dài 65km hiện hữu quy mô 2 làn xe sẽ được mở rộng lên 4 làn xe với tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng. Tuyến cao tốc này đi qua khu vực đèo Hải Vân, nơi được ví như “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” của Việt Nam....