Tập đoàn Bảo Việt là cổ đông sáng lập của BaoVietBank với tỷ lệ sở hữu ban đầu 52%, ngoài ra còn một số cổ đông lớn khác như Vinamilk (8%), Tập đoàn Công nghệ CMC (9,9%).
Năm 2014, Tập đoàn Bảo Việt giảm tỷ lệ nắm giữ xuống 49,5% và không còn là công ty mẹ của BaoVietBank. Tuy nhiên con số này vẫn gấp nhiều lần giới hạn 15% quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng.
Theo báo cáo, BaoVietBank trong hai năm tới sẽ quyết liệt nâng cao năng lực tài chính theo lộ trình tăng vốn điều lệ, đồng thời giảm tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Bảo Việt.
Cụ thể, năm 2019, BaoVietBank dự kiến tăng vốn điều lệ thông qua chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ 2.050 tỷ đồng trái phiếu kèm chứng quyền thành cổ phiếu thường, nâng vốn từ 3.150 tỷ đồng lên 5.200 tỷ đồng. Đến năm 2020, Ngân hàng tiếp tục tăng vốn điều lệ, vốn tự có... để phần vốn của Tập đoàn Bảo Việt xuống 15% theo đúng quy định của Luật các Tổ chức tín dụng.
Hai giải pháp được đưa ra là: Tăng vốn điều lệ bằng cách tìm kiếm nhà đầu tư mới hoặc tăng vốn góp đối với các cổ đông hiện hữu trừ Tập đoàn Bảo Việt; Tập đoàn Bảo Việt bán/thoái vốn đang sở hữu tại BaoVietBank để kéo tỷ lệ nắm giữ xuống 15%.
Trong thời gian tới, BaoVietBank cũng sẽ tiến hành mua lại công ty cho thuê tài chính và chuyển đổi thành công ty tài chính tiêu dùng 100% vốn.
Dự kiến quý IV/2018, không chậm hơn quý I/2019, BaoVietBank sẽ thực hiện việc đăng ký niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán theo đúng quy định tại Thông tư 1802015/TT-BTC.
-
VietBank được chấp thuận tăng vốn thêm hơn 1.000 tỷ đồng, dự chi mua LIM II
CafeLand - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản về việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Việt Nam Thương Tín (VietBank) thêm 1.007,19 tỷ đồng.