Ngân hàng HSBC nhận định, nếu Việt Nam tăng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2017 lên 21% thì có thể đối mặt nhiều rủi ro.
Báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam do Ngân hàng HSBC vừa công bố có nhận định, nếu Việt Nam tăng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2017 lên 21% thì có thể đối mặt nhiều rủi ro.
Việt Nam có thể dễ dàng đạt tăng trưởng tín dụng 21% vào cuối năm
Cụ thể, theo HSBC, các quan chức Chính phủ của Việt Nam gần đây đã tập trung vào chiến lược tăng trưởng nhờ vào tín dụng. Tại cuộc họp của các quan chức cấp cao trong tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi tăng mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 18% lên 21% cho cả năm 2017, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% của cả nước.
HSBC đánh giá việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua kênh tín dụng là một chiến lược hợp lý (Ảnh minh họa: KT)
Thủ tướng cũng nhấn mạnh trong bài phát biểu rằng, Việt Nam nên khuyến khích tiêu dùng trong nước, tạo niềm tin cho thị trường, đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất và kinh doanh, bên cạnh việc có nhiều biện pháp khác để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có thông báo chính thức nào về việc tăng mục tiêu tăng trưởng tín dụng.
HSBC tin rằng Việt Nam có thể dễ dàng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21% vào cuối năm, tuy nhiên điều này có thể gây ra nhiều thách thức trong bối cảnh tình hình giải quyết nợ xấu vẫn còn chậm và chất lượng tín dụng có thể được tạo ra trong việc đạt được mục tiêu mới. Hơn nữa, việc phân bổ tín dụng là rất quan trọng vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phải cạnh tranh về vốn với các DNNN và các doanh nghiệp tư nhân lớn khác.
Theo đánh giá của HSBC, việc Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất bất ngờ trong tháng Bảy đã thể hiện rõ Chính phủ Việt Nam có kế hoạch đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% cho cả năm 2017 thông qua kênh tín dụng. Chi tiêu của Chính phủ đã được giám sát kỹ do nợ công đang gia tăng, gần đạt đến giới hạn do Chính phủ tự đề ra là 65% GDP. Hơn nữa, một cuộc điều tra của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện ngay trước khi cắt giảm lãi suất cho thấy tăng trưởng tín dụng cho năm 2017 dự kiến chỉ đạt 16,3%, thấp hơn so với mục tiêu ban đầu 18% của NHNN.
"Điều này không có nghĩa là tăng trưởng tín dụng bị tụt lại. Thực tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam liên tục tăng trong những năm gần đây. Trong 6 tháng đầu năm 2017, tín dụng đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong vòng sáu năm qua"- HSBC phân tích.
Các chuyên gia của HSBC kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ còn tăng tiếp trong quý IV/2017 và dễ dàng vượt mức 18,3% của năm 2016. Giả định tăng trưởng tín dụng trong thời gian còn lại của năm vẫn tương ứng với tốc độ tăng trưởng của năm ngoái, tăng trưởng tín dụng đến cuối năm sẽ đạt mức 19,3%. Trong khi đó, việc cắt giảm lãi suất của NHNN trong tháng Bảy cũng sẽ giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tín dụng và làm cho Chính phủ dễ dàng đạt được mục tiêu mới 21% do Thủ tướng Chính phủ đề ra.
Rủi ro kinh doanh
Tuy nhiên, HSBC lưu ý rằng tăng trưởng tín dụng nhanh có thể tạo ra những rủi ro mới cho ngành ngân hàng, đặc biệt nếu tín dụng mới được phân bổ cho các ngành công nghiệp kém hiệu quả.
Ví dụ, các lĩnh vực liên quan đến bất động sản dường như cho thấy vẫn đang góp phần nhiều nhất cho tổng tăng trưởng tín dụng cả nước mặc dù trong những tháng gần đây thì sự đóng góp của bất động sản đã giảm. Ngành bất động sản của đất nước đã mất đi vị thế sau thời kỳ bong bóng 2006-2008, đây cũng là một trong những lý do chính làm gia tăng nợ xấu và khủng hoảng ngành ngân hàng hồi năm 2011.
Hơn nữa, những nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều ghi nhận rằng các DNNN hiện đang hấp thụ một lượng tín dụng không cân xứng trong nền kinh tế Việt Nam so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ví dụ, ở Hà Nội, phần lớn các khoản vay vẫn dành cho các DNNN. Một nghiên cứu thực nghiệm của IMF cũng cho thấy các DNNN vay với lãi suất thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Điều này cho phép các DNNN yếu tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để tránh tình trạng thu hẹp bảng cân đối kế toán.
Trong khi đó, một cuộc khảo sát của WB về các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy chỉ có 29% số doanh nghiệp nhỏ (có từ 1-20 nhân viên) có một hạn mức tín dụng chủ động, trong khi các DNNN và các công ty lớn trong nước có thị phần tín dụng lớn nhất trên thị trường.
Do đó, HSBC tin rằng, dữ liệu cho thấy tăng trưởng tín dụng cao không đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Việc phân bổ tín dụng sai lệch và giảm bớt đầu tư tư nhân nếu không được kiểm soát có thể sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP và tăng nguy cơ nợ xấu trong tương lai.
Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm trong những năm gần đây phần nào gây hiểu lầm về mức nợ thật sự của các khoản vay có vấn đề trong nền kinh tế. Một phần của việc giảm nợ xấu là do chuyển cho Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC), nơi mà rủi ro tín dụng cơ bản của các khoản vay này chưa được loại trừ hoàn toàn./.
Xuân Thân (VOV)
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
SHOPHOUSE TẦNG ĐẾ. SHOPEHOUSE DỰ ÁN VUNG TAU CENTRE POINT
12 tỷ 500 triệu- 207m2
Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Hôm nay
0939868***
VIP
Shophouse vị trí đắt địa ngay KCN Tân Hương
2 tỷ 300 triệu- 86m2
Châu Thành, Tiền Giang
Hôm nay
0356020***
VIP
SUN PONTE RESIDENCE MẶT SÔNG HÀN VỚI GIÁ & CSBH CỰC KỲ ƯU ĐÃI
Thương lượng- 60m2
Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0922156***
VIP
Nhà phố căn góc 2 mặt tiền, shophouse mặt tiền 25m Quận 12 cam kết lợi nhuận 50%
9 tỷ 100 triệu- 0m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0931000***
VIP
Top nhà vị trí đẹp 3 x 10m 1 trệt 4 lầu Nguyễn Thiện Thuật Q3 TP.HCM
6 tỷ 900 triệu- 30m2
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0817409***
VIP
KHU BIỆT THỰ ĐẲNG CẤP THỨ TRƯỞNG PHỐ ĐỐC NGỮ- BA ĐÌNH- NHÀ LÔ GÓC 3 THOÁNG
37 tỷ 500 triệu- 116m2
Ba Đình, Hà Nội
Hôm nay
0979531***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.