Sáng 20/10, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020, dự kiến kế hoạch năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021 - 2025.
Thủ tướng báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội - Ảnh: Chinhphu.vn
Điểm lại tình hình trong nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết đại dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội; sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng; hàng triệu lao động thiếu, mất việc làm, giảm sâu thu nhập.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, bình quân 6,8%/năm. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng 9 tháng vẫn đạt 2,12%, cả năm ước đạt 2 - 3%, là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
Quy mô GDP tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, năm 2020 Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 ASEAN.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế, bất cập. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 không đạt kế hoạch đề ra do tác động, ảnh hưởng lớn, ngoài dự báo của đại dịch Covid-19, dẫn đến tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 không đạt mục tiêu đề ra.
Thủ tướng nhấn mạnh thời gian còn lại cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, kích cầu tiêu dùng phù hợp, phát triển mạnh thị trường trong nước, thúc đẩy xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
Chính phủ cũng trình Quốc hội 12 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2021. Trong đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45 - 47%; năng suất lao động xã hội tăng khoảng 4,8%;…
-
Chính sách tiền tệ đúng hướng, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Theo báo cáo của Chính phủ, về cơ bản NHNN đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao và đạt được mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra. Trong đó, NHNN đã chủ động, linh hoạt trong điều hành CSTT phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, góp phần quan trọng vào việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.








-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo 7 tập đoàn kinh tế hàng đầu của Thái Lan
Chiều 16/5, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi tiếp lãnh đạo 7 tập đoàn kinh tế hàng đầu của Thái Lan đang đầu tư và hoạt động tại Việt Nam....
-
Việt Nam – Thái Lan nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, tiến gần mục tiêu kim ngạch song phương đạt 25 tỷ USD
Vào ngày 16/5, Việt Nam và Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ song phương lên mức cao nhất: Đối tác Chiến lược Toàn diện. Như vậy, Thái Lan trở thành quốc gia thứ 13 thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam và là nước thứ 4 trong...
-
Việt Nam – Thái Lan trao loạt văn kiện hợp tác chiến lược, mở rộng hợp tác kinh tế, an ninh và giáo dục
Sáng 16/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung Việt Nam – Thái Lan. Ngay sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ trao hàng loạt văn kiện hợ...