Mục tiêu chung của Chương trình đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) để thay thế gạch đất sét nung, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường; tận dụng phế thải từ các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu. Cụ thể:
- Đẩy mạnh sản xuất và sử dụng VLXKN thay thế một phần gạch đất sét nung đạt tỉ lệ 35-40% vào năm 2025, 40-45% vào năm 2030 trong tổng số vật liệu xây, đảm bảo tỉ lệ sử dụng VLXKN trong các công trình theo quy định; giảm phát thải khí CO2 vào năm 2025 là trên 2,5 triệu tấn/năm và năm 2030 là trên 3 triệu tấn/năm.
- Định hướng đầu tư phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu không nung đến năm 2030, đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng; tăng cường đầu tư phát triển sản xuất các chủng loại sản phẩm tấm lớn, sản phẩm nhẹ, tính năng cao, phù hợp với điều kiện nguyên vật liệu và nhu cầu thị trường.
Về giải pháp để đạt được mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới, các loại phụ gia cho sản xuất; phát triển sản xuất các sản phẩm VLXKN tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng; các sản phẩm tận dụng phế thải làm nguyên liệu sản xuất VLXKN nhằm tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường; hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến VLXKN.
Tỷ lệ sử dụng VLXKN trong công trình xây dựng giai đoạn đến năm 2030: Đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công sử dụng 100% VLXKN so với tổng lượng vật liệu xây. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 90% VLXKN so với tổng lượng vật liệu xây.
Đồng thời, đẩy mạnh tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công tác quản lý chất lượng và chất lượng các sản phẩm VLXKN đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm thúc đẩy việc sản xuất và sử dụng VLXKN…
Được biết, hiện nay VLXKN đã trở thành một phần quan trọng trong kết cấu vật liệu xây nói riêng và vật liệu xây dựng nói chung. Với số lượng trên 1.600 cơ sở sản xuất VLXKN hiện có trên cả nước, tổng công suất thiết kế của các cơ sở sản xuất VLXKN năm 2019 là trên 10 tỷ viên QTC (chiếm khoảng 30% công suất thiết kế của vật liệu xây).
-
Vật liệu xây không nung vẫn gặp khó?
Chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) đến năm 2020 theo Quyết định số 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 567) sau 10 năm triển khai, việc sản xuất và sử dụng sản phẩm VLXKN đã từng bước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện tồn tại nhiều hạn chế cần có giải pháp để khắc phục.
-
Việt Nam “bắt tay” với Hàn Quốc sản xuất gạch không nung theo công nghệ HUMUS
Công nghệ sản xuất gạch không nung sử dụng phụ gia HUMUS có chi phí đầu tư thấp, không sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhưng vẫn đảm mẫu mã, chủng loại đa dạng và thân thiện môi trường.
-
Giải bài toán chống ngập úng đô thị với gạch xuyên nước
Gạch xuyên nước với khả năng thấm nước cao, chống trơn trượt tốt sẽ khắc phục nhược điểm của quá trình bê tông hóa đô thị, góp phần giải quyết tình trạng ngập úng hiện nay.
-
Có nên thay thế gạch xây dựng bằng bê tông khí chưng áp?
Bê tông khí chưng áp ngày càng được sử dụng phổ biến để thay thế gạch xây truyền thống bởi nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt là việc mang đến giải pháp thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí....