- Theo ông, nên nhìn nhận thế nào về sức khỏe hệ thống NH hiện nay?
Một vấn đề thấy rõ trong giai đoạn vừa qua các NH có vốn điều lệ hấp nhưng cho vay dự nợ rất cao/ tổng huy động. Khi nợ xấu/tổng dư nợ tăng vọt thì nợ xấu của nhiều NH cũng đã chiếm một phần lớn tổng vốn huy động. Vốn điều lệ tự có của nhiều NH bị mài mòn và các NH cũng không còn nhiều quỹ dự trữ. Có lẽ đó chính là nguyên nhân mà Thông tư 02 của NHNN, lẽ ra có hiệu lực vào tháng 6/2013, đã phải hoãn lại sau một năm và thực tế đến thời điểm hiện nay, đã qua tháng 7/2014, cũng không thấy nhắc lại vấn đề triển khai Thông tư này. Như vậy rất khó nói là sức khỏe các NH đã hoàn toàn ổn.
- Ông có cho rằng sức khỏe của hệ thống ngân với việc mua nợ xấu của VAMC cuối cùng cũng đi vào hiện thực, bài toán khó giải về xử lí nợ xấu của hệ thống NH sẽ dần dần hóa giải những vướng mắc tồn đọng trong hệ thống?
Cần phải nhìn vấn đề từ phương thức VAMC mua nợ xấu. Cty này mua nợ xấu của các NH bằng trái phiếu đặc biệt, không trả lãi suất trong vòng 5 năm. Các NH được mang trái phiếu đặc biệt đó đi vay tái thế chấp từ NHNN với tỷ lệ 70%. Trong 5 năm đó mỗi năm các NH sẽ phải trích lập dự phòng 20%/nợ xấu. Như vây, giải pháp mua nợ của VAMC trước mắt sẽ giúp các NH có thêm thanh khoản. Các NH cũng được làm sạch bảng cân đối tài sản và bản thân các DN cũng được làm sạch sổ sạch để có thể vay mới, khơi thông tín dụng. Song thực tế thì chuyện xử lí nợ xấu vẫn phải chờ VAMC bán được nợ hay thu hồi nợ/ nợ xấu được phần nào hay phần đó. Sau 5 năm nếu không bán được nợ sẽ trả lại cho NH? Vậy với sự khó khăn như đã nói ở trên, vấn đề là các NH lấy đâu tiền để trích lập dự phòng cho nợ xấu?
Tính đến cuối tháng 2/2014 nợ xấu/tổng dư nợ của hệ thống NH là 9,8% tương đương trên 300.000 tỷ đồng. Trong thời gian qua NHNN cũng đã cho phép các TCTD cho vay nợ mới đảo nợ cũ, đưa tỷ lệ nợ xấu về con số thấp hơn. Nhưng đảo nợ không biến nợ xấu thành nợ tốt. Vì nợ xấu chủ yếu thuộc các DN. DN khỏe đã trả được nợ và DN xấu không trả được nợ thì càng khó trả nợ. Như vậy chung quy lại VAMC trước mắt mới giải cứu nguy các NH, hỗ trợ các NH về thanh khoản và có ý nghĩa hỗ trợ DN tiếp cận vốn mới ở mặt nào đó, chưa phải là đòn bẩy nâng sức khỏe các NH.
- Mới đây Quốc hội đã thông qua Luật phá sản trong đó tới 2015 sẽ cho phép phá sản tổ chức tín dụng. Đây có thể xem là điểm mới và là áp lực để cải tổ, tái cấu trúc với mỗi một nhà băng trong hệ thống?
NHNN nên chú trọng chất lượng quản trị của các NH hơn là câu chuyện của các con số, bởi các con số thì có thể “làm phép” được nhưng chất lượng quản trị thì không thể. |
Nếu xem Luật phá sản là một tín hiệu tích cực và một khung pháp lí chắc chắn cho thị trường, nhưng vẫn còn cần thời gian để hoàn thiện khung pháp lí đó. Hiện theo quy định của Luật phá sản đưa ra, chưa có các quy định cụ thể về thanh lí một NH, đặc biệt về xử lí tài sản và các tài khoản của NH. Ở Mỹ chẳng hạn, họ có Cty bảo hiểm tài khoản của NH. Đã bảo hiểm thì khi NH có vấn đề, họ sẽ phải chịu trách nhiệm trả hết mọi tài khoản cho người gửi tiền. Ở ta thì Luật bảo hiểm chỉ quy định mỗi khoản tiền gửi tại NH sẽ được trả 50 triệu đồng. Điều này là chưa đủ.
-Vậy theo ông, NHNN nên làm gì để có thể đẩy nhanh và đạt hiệu quả tái cấu trúc hệ thống?
Để các NHTM hoạt động đúng quy định của pháp luật và quy định của Luật các TCTD, dần dần đưa những NH kém về chỗ đảm bảo hệ số an toàn vốn, vốn tự có/ tổng vốn huy động phải luôn ở mức an toàn. NHNN cũng nên quan tâm hơn nữa đến chất lượng quản trị của các NH thay vì chỉ sáp nhập những NH kém thành một NH kém lớn hơn. Tuy nhiên trong trước mắt, sáp nhập vẫn là phương thức để có thể tạo nền tảng cho các NH có thể trụ lại và có cơ hội nâng cao chất lượng quản trị. Tiến đến giải thể, phá sản sẽ là phương thức tiếp theo. Cơ bản tôi cho rằng NHNN nên chú trọng chất lượng quản trị của các NH hơn là câu chuyện của các con số, bởi các con số thì có thể “làm phép” được nhưng chất lượng quản trị thì không thể.
- Xin cảm ơn ông!