Bộ Giao thông vận tải mới đây đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ tham gia ý kiến về phương án, phương thức thực hiện Dự án đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành.
Bộ GTVT đồng ý tách đoạn cao tốc TP.HCM - Chơn Thành qua Bình Phước thành dự án độc lập. Ảnh minh họa
Theo đó, Bộ GTVT cho biết, UBND tỉnh Bình Phước và UBND tỉnh Bình Dương đã thống nhất ý kiến tách khoảng 7,1 km Dự án đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành trên địa phận tỉnh Bình Phước thành dự án độc lập.
UBND tỉnh Bình Phước báo cáo đang hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án để trình HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp giữa năm 2023.
Bộ GTVT cho rằng việc tách đoạn qua tỉnh Bình Phước thành dự án độc lập sẽ lợi thế hơn do huy động được nguồn lực tham gia của địa phương, bảo đảm thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và chủ động nguồn cung cấp vật liệu để thực hiện dự án.
Đồng thời nâng cao hiệu quả tài chính, tính hấp dẫn đầu tư theo phương thức PPP đối với đoạn qua tỉnh Bình Dương.
“Đây cũng là thực tiễn được Thủ tướng quyết định áp dụng đối với một số dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc như tuyến Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình, Tuyên Quang - Hà Giang…”, Bộ GTVT nêu quản điểm.
Về việc tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với đoạn qua tỉnh Bình Dương, Bộ GTVT cho biết, UBND tỉnh Bình Dương đề xuất phương án tách công tác giải phóng mặt bằng đoạn qua tỉnh này với tổng chi phí khoảng 7.388 tỉ đồng thành dự án độc lập và triển khai theo hình thức đầu tư công; đối với cấu phần xây dựng còn lại triển khai theo phương thức PPP với sơ bộ tổng mức đầu tư 8.808 tỉ đồng.
UBND tỉnh Bình Dương cho rằng, việc tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập sẽ giúp địa phương chủ động thực hiện, đảm bảo thuận lợi cho công tác triển khai dự án BOT, khi hoàn thành thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thì công tác giải phóng mặt bằng cũng đã cơ bản hoàn thành, đồng thời phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công.
Do đó Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Bình Dương xem xét, rà soát kỹ lưỡng, hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư PPP và các quy định pháp luật liên quan, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định…
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương tại Văn bản ngày 9/5/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cơ bản thống nhất báo cáo Chính phủ chủ trương bố trí khoảng 5.000 tỉ đồng cho toàn bộ Dự án cao tốc TP.HCM - Chơn Thành, trong đó có 1.000 tỉ đồng hỗ trợ cho đoạn 7,1 km trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành, đoạn từ Vành đai 3 đến tỉnh Bình Phước dài khoảng 60,4km. Trong đó đoạn từ đường Vành đai 3 đến ranh tỉnh Bình Dương - Bình Phước dài khoảng 53,3km, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước dài 7,1km.
-
Thông qua cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành, đoạn tỉnh Bình Dương với hơn 16.000 tỷ
HĐND tỉnh Bình Dương khóa X vừa thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó đồng thuận đề xuất thực hiện Dự án đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Dương.








-
Liên danh Vingroup-Techtra và Bình Phước ký hợp đồng cao tốc Gia Nghĩa- Chơn Thành trị giá 19.965 tỷ đồng
Ngày 29/6, tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ ký kết hợp đồng Dự án thành phần 1: Đầu tư xây dựng đường cao tốc bắc -nam phía tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức đối tác công-tư....
-
UBND tỉnh Bình Phước trả lời như thế nào trước kiến nghị của Tập đoàn Sơn Hải?
Ngày 26/6, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền đã trả lời kiến nghị của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải đối với việc chấm thầu gói xây lắp thuộc dự án xây dựng đường cao tốc TPHCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành (đoạn qua tỉnh Bình Phước dài gần 7km)....
-
Tuyến giao thông kết nối trực tiếp Đồng Nai - Bình Phước: Ưu tiên thiết kế đường trên cao
Đây là một trong những khuyến nghị quan trọng từ Ủy ban quốc gia Chương trình con người và sinh quyển Việt Nam được đưa ra trong văn bản số 17/MABVN gửi đến UBND tỉnh Đồng Nai và các đơn vị liên quan về dự án xây dựng cầu Mã Đà và tuyến giao thông kế...