Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định.
Chiều ngày 3/6, Quốc hội thảo luận về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh chương trình năm 2019.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, Chính phủ đề nghị rút dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi chương trình năm 2019 và sẽ trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp.
Qua xem xét, UBTVQH cho rằng, đây là dự án luật đã được đưa vào chương trình năm 2019 nhằm kịp thời thể chế hóa nghị quyết Trung ương 5 khoá 12 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bộ Chính trị cũng đã ban hành kết luận số 36-KL/TW ngày 6/9/2018 về đẩy mạnh thực hiện nghị quyết Trung ương 6 (khóa 11) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai.
Do đó, UBTVQH đề nghị không rút dự án luật này ra khỏi chương trình như Chính phủ đề nghị mà lùi thời gian trình Quốc hội sang cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020).
Nhiều đại biểu cũng đồng tình với quan điểm này của UBTVQH.
ĐB Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) cho rằng, nếu khó khăn thì thông qua theo quy trình ba kỳ họp Quốc hội nhưng phải có quyết tâm làm ở nhiệm kỳ này.
Đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) nhấn mạnh đất đai luôn là vấn đề nóng, thời gian qua xảy ra hàng loạt bất cập như ban hành khung giá đất, bồi thường tái định cư… và đề nghị chỉ lùi, không được rút việc sửa luật.
Vị này đặt câu hỏi ngược lại: Thích hợp như Chính phủ nói là thời gian nào, nếu sau 2020 thì phải chuyển nhiệm vụ sửa luật này sang Quốc hội khoá 15.
-
Sai phạm tại các dự án BOT và BT: “Lỗ hổng” lớn liên quan giá đất
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa trình Quốc hội cho thấy, qua kiểm toán tại 8 dự án BOT và 7 dự án BT, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý hàng nghìn tỷ đồng. Từ kết quả này, Kiểm toán Nhà nước đánh giá, việc xác định giá đất không chính xác là "lỗ hổng" lớn dẫn đến thất thoát ngân sách tại các dự án trên.
-
Xử lý thế nào đối với trường hợp xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp rồi bán cho người khác?
UBND thành phố Bảo Lộc vừa báo cáo một số nội dung về sự bất cập của một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đất đai.
-
Hạn chót báo cáo Chính phủ kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo về Luật đất đai (sửa đổi)
Thủ tướng ấn định thời hạn Bộ TN&MT phải trình lên dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là 1/4, trong đó báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo này. Theo thống kê của Bộ TN&MT, cơ quan đã tiếp nhận gần 8.000 ý kiến đóng góp của người dân....
-
Đề xuất ban hành bảng giá đất 2-3 năm một lần
HoREA đề xuất không ban hành bảng giá đất hàng năm mà nên ban hành bảng giá đất định kỳ 3 năm hoặc 2 năm một lần.