21/07/2025 1:45 PM
South China Morning Post cho rằng Việt Nam và Indonesia đang trở thành “điểm hạ cánh” ưa thích của dòng vốn Vùng Vịnh nhờ sự ổn định và triển vọng tăng trưởng dài hạn.

South China Morning Post: Việt Nam và Indonesia đang trở thành tâm điểm hút vốn từ Vùng Vịnh- Ảnh 1.

Các quốc gia Đông Nam Á và Vùng Vịnh đang tìm cách thiết lập một trục kinh tế mới nhằm bảo vệ lợi ích thương mại, đầu tư và chiến lược dài hạn.

Theo South China Morning Post, ngay sau khi các nhà lãnh đạo Vùng Vịnh đặt bút cam kết đầu tư hơn 2.000 tỷ USD vào Mỹ, họ đã nhanh chóng chuyển hướng sang phía Đông, tìm kiếm liên kết sâu rộng với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) để hình thành một khu vực kinh tế toàn châu Á.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Asean – GCC (Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh) lần hai, tổ chức ngày 27/5 tại Kuala Lumpur, lãnh đạo hai khối đã thống nhất đẩy nhanh đàm phán về một hiệp định thương mại tự do (FTA).

Theo chuyên gia Jayant Menon, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện ISEAS – Yusof Ishak (Singapore), động lực chủ yếu đến từ nhu cầu cấp thiết phải đa dạng hóa thương mại.

Hợp lực thế mạnh: Năng lượng từ Vùng Vịnh – Công nghiệp từ Asean

GCC – bao gồm Saudi Arabia, UAE, Qatar, Kuwait, Oman và Bahrain – từ lâu đã nỗ lực tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại với Asean. Hai khu vực sở hữu những lợi thế bổ sung rõ rệt: Vùng Vịnh có nguồn tài nguyên năng lượng dồi dào, hệ thống logistics phát triển; trong khi Asean lại nổi bật nhờ nền công nghiệp đang lên, dân số trẻ và thị trường tiêu dùng sôi động.

“Đây là nền tảng thuận lợi để tích hợp chuỗi cung ứng và phát triển thị trường khu vực”, ông Ahmed Aboudouh – Trưởng chương trình Nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Chính sách Emirates (Abu Dhabi) – nhận định.

South China Morning Post: Việt Nam và Indonesia đang trở thành tâm điểm hút vốn từ Vùng Vịnh- Ảnh 2.

Riyadh, thủ đô của Saudi Arabia. Tài chính và các ngành công nghiệp halal chỉ là hai trong số những lĩnh vực được cả GCC và Asean ưu tiên. Ảnh: Shutterstock

Theo chuyên gia Muhammad Zulfikar Rakhmat từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế – Luật Indonesia, hai bên đang ưu tiên những lĩnh vực mới nổi như chuyển đổi số, kinh tế xanh và phát triển bền vững. Điều này cho thấy sự đồng điệu trong chiến lược phát triển – tạo điều kiện hình thành một “hợp tác chiến lược thực chất thay vì chỉ mang tính hình thức”, theo South China Morning Post.

Bước đệm cho một “hợp tác châu Á”?

Một điểm đáng chú ý tại Hội nghị Kuala Lumpur là sự tham dự của đại diện Trung Quốc – dấu hiệu cho thấy xu hướng hợp tác ba bên Asean – GCC – Trung Quốc đang dần hình thành. Theo ông Nguyễn Đăng Đạo, Điều phối viên khu vực Đông Nam Á của Quỹ Bourse & Bazaar (London), một FTA ba bên có thể không còn là điều quá xa vời.

Một thỏa thuận như vậy có thể trở thành đối trọng với Brics – hiện quy tụ các nền kinh tế đang trỗi dậy như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil, Indonesia, Iran và Ai Cập, đồng thời tạo “lá chắn” cho các nước châu Á trước các rủi ro đến từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung...

Dẫu vậy, theo nhận định từ các chuyên gia, viễn cảnh một “hợp tác châu Á” theo mô hình EU vẫn còn khá xa. Trước mắt, phần lớn hợp tác vẫn mang tính song phương giữa các quốc gia thành viên, thay vì thiết lập khung hợp tác khối với khối.

Dòng vốn thực chất: Việt Nam và Indonesia dẫn đầu

Các quốc gia Đông Nam Á đang trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn từ Vùng Vịnh. Trong tháng 2, UAE tuyên bố sẽ rót 10 tỷ USD vào quỹ đầu tư quốc gia Danantra của Indonesia. Đầu tháng 7, tập đoàn công nghệ G42 (UAE) cũng công bố kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào một trung tâm dữ liệu tại TP.HCM, hợp tác với FPT, VinaCapital và Viet Thai Group.

South China Morning Post: Việt Nam và Indonesia đang trở thành tâm điểm hút vốn từ Vùng Vịnh- Ảnh 3.

Một chiếc xe điện VinFast đậu bên ngoài phòng trưng bày tại Hà Nội. Ảnh: AFP

Tại Việt Nam, quỹ đầu tư JTA Investment từ Qatar đã ký thỏa thuận với Vingroup để thăm dò khả năng rót 1 tỷ USD vào VinFast – hãng xe điện đang mở rộng toàn cầu.

Trong khi đó, tại cuộc gặp với Tổng thống đắc cử của Indonesia – ông Prabowo Subianto, Saudi Arabia đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư trị giá tới 27 tỷ USD...


Anh Mai
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.