GS Kinh tế Brad de Long từ ĐH California, Berkeley cho rằng phe chủ trương thắt chặt ngân sách dùng số liệu mập mờ để đánh lừa người đọc.

Số liệu nào mới đúng?

Lần đầu tiên đọc, tôi thấy sững người khi Niall Ferguson khẳng định: “Mỹ cũng như tất cả các bên tham chiến khác đều mạnh tay mở rộng chính sách tài khóa theo đúng cái cách chúng ta đã thấy kể từ năm 2007.

Vì thế những gì chúng ta chứng kiến ngày nay giống thập niên 40 hơn là thập niên 30: một nền tài chính như thời chiến mà chẳng có cuộc chiến nào ... ”

Năm 1942, thâm hụt ngân sách của Mỹ là 14,8% GDP, năm 1943 là 30,8% GDP, năm 1944 là 23,3% GDP, năm 1945 là 22% GDP, trung bình 4 năm là 22,7% GDP.

Năm 2010, Văn phòng Ngân sách Quốc hội ước tính thâm hụt ngân sách liên bang là 10,3% GDP.

Kế hoạch ngân sách của TT Obama dự trù thâm hụt sẽ giảm xuống 8,9% năm tới và xuống 4,5% GDP trong hai năm tiếp theo và giữ ở mức 4-5% GDP cho đến cuối thập kỷ.

Tính trung bình, thâm hụt của chính quyền Obama trong 8 năm sắp tới là 5,3%.

Hãy so sánh với cuộc Đại suy thoái: chính sách thắt chặt tài khóa tiền tệ thảm họa của Roosevelt giai đoạn 1937-1938 giúp thâm hụt ngân sách liên bang giảm xuống 2,8% rồi xuống 0,5% GDP.

Kể từ khi TT Roosevelt nhậm chức cho tới cuối thập niên 30, thâm hụt ở trong khoảng từ 3,8% đến 5,5% GDP.

Nếu không tính tới các năm thắt lưng buộc bụng, thâm hụt trung bình kể từ khi TT Roosevelt nhậm chức cho đến Thế chiến thứ hai là 4,6% GDP.

Vì thế giữa các con số 22,7%; 4,6% và 5,3% thì con số 4,6% của Chính sách Kinh tế mới (New Deal) giống con số 5,3% mà chúng tôi dự báo hơn nhiều so với con số 22,7% thời Thế chiến thứ hai.

Khi mới đọc lần đầu, tôi không thể hiểu được làm sao mà Ferguson lại có thể vô tư viết rằng: “Vì thế những gì chúng ta chứng kiến ngày nay giống thập niên 40 hơn là thập niên 30: một nền tài chính như thời chiến mà chẳng có cuộc chiến nào…”.

Khi đọc lại một lần nữa, tôi thấy Ferguson còn viết thêm: “Nợ liên bang chỉ tăng nhẹ từ 40 lên 45% GDP trước khi Thế chiến thứ hai bùng nổ…”

Ngày 30/06/1930, nợ liên bang của Mỹ là 22,5 tỷ đôla, tức 40% GDP năm 1933. Cho đến ngày 30/06/1941, nợ liên bang của Mỹ đã tăng gấp đôi lên 49 tỷ đôla, tức 87% GDP năm 1933.

Chẳng hiểu GS Ferguson đã đọc số liệu kiểu gì mà lại viết được rằng “nợ liên bang chỉ tăng nhẹ”.

Hãy xem số liệu GDP danh nghĩa: nó tăng từ 56,4 tỷ đôla năm 1933 lên tới 126,7 tỷ đôla năm 1941. Kể cả nợ có tăng gấp đôi thì gánh nặng của nó cũng chẳng tăng nếu quy mô kinh tế cũng tăng gấp đôi.

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa rằng bức tranh ngân sách hiện nay giống với bức tranh ngân sách thời Thế chiến thứ hai hơn so với thời Đại khủng hoảng những năm 30.

Cafeland.vn
Theo Economist

  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland