Trước thực trạng nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội dần cạn kiệt, việc khai thác khoáng sản có khả năng gây tác động tiêu cực đến môi trường, nhất là các hoạt động về khai thác cát, đất đá.
Mới đây, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua đề xuất tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với với 8 loại khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản cát tăng thêm 90% so với mức quy định tại Nghị quyết số 08/2020/NQ-HĐND ngày 7/7/2020. Mức thu phí mới của loại vật liệu cát san lấp, cát xây dựng là 7.600 đồng/m3.
Tăng 90% mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác cát làm vật liệu xây dựng
Tương tự, mặt hàng đá làm vật liệu xây dựng thông thường áp dụng mức phí mới 8.000 đồng/m3. Các loại đá khác như đá vôi, đá sét làm xi măng, Puzolan là 48.00 đồng/m3. Vật liệu đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình: 3.200 đồng/m3. Đất sét, đất làm gạch, ngói: 3.200 đồng/m3. Cao lanh: 11.200 đồng/m3. Nước khoáng thiên nhiên: 4.800 đồng/m3. Than bùn 16.000 đồng/tấn.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp khoáng sản không có trong danh mục nêu trên thì áp dụng mức thu tối đa theo Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Thời gian qua, giá vật liệu xây dựng đang có xu hướng tăng cao nên việc điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tăng thêm cần được xem xét ở mức phù hợp. Việc này để tránh gây tác động làm tiếp tục tăng giá vật liệu xây dựng ảnh hưởng đến các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố.
Riêng đối với khoáng sản san lấp, cát xây dựng, đây là loại khoáng sản được khai thác chủ yếu ở TP.Hà Nội. Theo đó, việc tăng thêm mức thu phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác loại vật liệu này so với 7 loại khoáng sản còn lại sẽ khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế cát xây dựng.
Được biết, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là thành phần cấu thành giá tính thuế tài nguyên. Do vậy, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố cần phải tăng lên để phù hợp với biến động tăng của giá tính thuế tài nguyên.
-
Chính phủ “siết” việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Việc lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng nhằm quản lý, hạn chế bất cập tại nhiều địa phương.