Buộc lắp kính, ốp đá tháp bỏ hoang
Theo ông Dũng, dù chưa có thống kê đầy đủ các dự án cao ốc văn phòng, nhà ở bỏ hoang tại Hà Nội, nhưng số này không nhiều. Với dự án cao ốc văn phòng, chủ đầu tư thuê đất thời gian 50 năm. Việc chậm hoàn thiện dự án đưa vào sử dụng, đồng nghĩa việc rút ngắn thời gian kinh doanh của chủ đầu tư tại dự án đó. Bản thân chủ đầu tư thiệt hại nhất khi xây dựng dự án dở dang.
Ông Dũng cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Có thể tiềm lực tài chính của chủ đầu tư không còn. Chủ đầu tư nhận thấy khả năng “lỗ nặng” nếu tiếp tục xây dựng như dự án cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại tại ngã tư Chùa Bộc - Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội). “Đối diện dự án là trung tâm thương mại Parkson đang trong tình trạng ế ẩm. Đó chính là bức tranh tương lai nếu dự án cố đưa vào sử dụng”, ông Dũng lý giải.
“Với những dự án chây ì, cố tình găm đất, nhà nước sẽ thu hồi. Chúng ta phải luật hoá và có cơ chế thu hồi”.
PGĐ Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Trí Dũng
Theo ông Dũng, để xảy ra tình trạng trên, bản thân chủ đầu tư thiếu thông tin, đầu tư theo cảm tính. “Ở Việt Nam, các dự án xây dựng đang thiếu tư vấn giúp chủ đầu tư phân tích hiệu quả dự án. Chúng ta mới chỉ có tư vấn thiết kế, hiệu quả đầu tư của ông tư vấn thiết kế chưa chuẩn. Thế nên mới có nhiều dự án bỏ hoang, gây lãng phí lớn cho xã hội”, ông Dũng nói.
Trước thực trạng trên, ông Dũng cho biết: “Sở Xây dựng là đơn vị cấp phép, nên sẽ buộc chủ đầu tư phải hoàn thiện mặt ngoài để đảm bảo cảnh quan môi trường. Cơ quan quản lý nhà nước không chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp thua lỗ. Với dự án Lucky Tower I (Thái Hà, Đống Đa), chủ đầu tư phải ốp đá, lắp kính bên ngoài”.
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, để khắc phục tình trạng trên và tránh tái diễn ở các dự án sau, khâu thẩm định dự án phải chặt chẽ. “Không phải ông muốn xin và trên đồng ý là xong. Chủ trương đầu tư dự án là Sở KH&ĐT duyệt. Cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư đều có thời hạn. Nhưng sau đó không ai theo sát để xử lý nó”, ông Dũng cho hay.
Ông Dũng cho biết thêm, bản thân công trình phơi sương, phơi nắng, nhà nước cũng bị thiệt hại vì thất thu thuế. Với dự án nhà ở tại Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội), USilk City (Hà Đông, Hà Nội), Hesco (Văn Quán, Hà Đông)... khi chủ đầu tư không có khả năng triển khai tiếp, thì khách hàng là nạn nhân.
“Với những dự án chây ì, cố tình găm đất, nhà nước sẽ thu hồi. Chúng ta phải luật hóa và có cơ chế thu hồi. Muốn thu hồi phải cụ thể từng trường hợp; trách nhiệm các cấp, các ngành, giải quyết vốn của nhà đầu tư thế nào?... Hiện nhiều dự án chậm tiến độ 5 năm, cơ quan cấp chứng nhận đầu tư nói khơi khơi về thu hồi nhưng không làm”, ông Dũng nêu rõ.
-
Thu hồi 1,5ha đất tại khu đô thị đắt đỏ bậc nhất Thủ đô
UBND TP. Hà Nội mới đây đã có động thái thu hồi hơn 1,5ha đất tại Khu đô thị Tây Hồ Tây, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm (tên thương mại Starlake Tây Hồ Tây).
-
Đơn giá bồi thường khi thu hồi đất tại Bắc Giang là bao nhiêu?
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2025....
-
Để được bồi thường khi thu hồi đất cần điều kiện gì?
Xin hỏi điều kiện được bồi thường khi thu hồi đất theo quy định mới nhất hiện nay?