07/05/2025 10:47 AM
Ngân hàng Nhà nước đã triển khai làm việc với 21 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia đủ số lượng 500.000 tỷ, tương đương khoảng 20 tỷ USD.

Thông tin được ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu tại họp báo Chính phủ chiều 6/5.

Theo ông Tú, gói 500.000 tỷ là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 3 vừa qua, cũng trên tinh thần triển khai gói tín dụng nông lâm, thủy hải sản rất tích cực. Gói này hiện nay chúng tôi đặt ra mức là 100.000 tỷ, lúc đầu chỉ có 15.000 tỷ nhưng giải ngân rất tích cực, nhanh, nên bây giờ mở rộng quy mô lên gần 100.000 tỷ.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú. Ảnh: VGP

Gói 500.000 tỷ thì Thủ tướng chỉ đạo theo hướng triển khai cho hai đối tượng: Một là đầu tư phát triển hạ tầng và thứ hai là phát triển công nghệ.

Theo ông, Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với 21 ngân hàng thương mại, lên kế hoạch triển khai gói này. Trong đó, 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank) đăng ký tham gia 240.000 tỷ đồng, tương đương mỗi nhà băng 60.000 tỷ.

Ngoài ra, 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký 20.000 tỷ đồng mỗi đơn vị. 5 nhà băng khác tham gia khoảng 4.000 tỷ đồng một ngân hàng.

Bên cạnh đó, thời gian ưu đãi tối thiểu là 2 năm. Và gói này sẽ dùng nguồn lực của các ngân hàng thương mại chứ không phải nguồn ngân sách hay của nước ngoài. Hoàn toàn là nguồn lực các ngân hàng thương mại từ việc giảm chi phí, giảm lãi suất, kéo dài thời hạn cho vay, nhất là cơ cấu nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn.

Đặc biệt cho vay hạ tầng bao giờ cũng là những dự án quy mô vốn lớn nên buộc các ngân hàng thương mại phải cùng tài trợ chứ không phải một ngân hàng có thể tham gia. Hiện nay có rất nhiều dự án lớn quy mô quốc gia, chưa kể các dự án khác đang rất cần nguồn lực đầu tư.

Tuy nhiên, có hai vấn đề cần đặt ra. So với các gói tín dụng khác thì gói này có 2 đặc điểm.

Một là đã cho vay ưu đãi, dù ưu đãi nhiều hay ít, thì đều phải xác định rõ đối tượng cần đầu tư, cần vay ưu đãi để tập trung nguồn lực. Trong lĩnh vực công nghệ cũng vậy, cần xác định rõ những đối tượng nào, thành phần nào cần đầu tư.

Yếu tố thứ hai là triển khai hạ tầng bao giờ thời gian cũng rất dài, 5 năm, 10 năm trong khi các ngân hàng thương mại chủ yếu huy động vốn ngắn hạn. Do đó, phải có cơ cấu và tính toán được câu chuyện bảo đảm kế hoạch cung ứng nguồn vốn và sử dụng vốn hợp lý, đồng thời bảo đảm an toàn hệ thống tín dụng.

Do vậy, ông Tú cho rằng cần phải có sự phối hợp với các bộ, ngành chức năng, trong đó có Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng cũng như Bộ Khoa học và Công nghệ để làm rõ các đối tượng cùng thành phần, lĩnh vực hay dự án cần sự hỗ trợ của gói này.

“Chúng tôi đã làm việc trực tiếp với các bộ và đang có những văn bản đề nghị các bộ xác định rõ hơn để các ngân hàng thương mại cũng cơ cấu được nguồn vốn huy động cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Đồng thời bảo đảm được đối tượng theo mục tiêu của Chính phủ đặt ra. Chắc chắn trong tháng 5 này, chúng tôi sẽ đẩy mạnh thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ”, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết.

  • Cần sự phối hợp đồng bộ trong triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

    Cần sự phối hợp đồng bộ trong triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

    Chiều 24/4, tại Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức buổi làm việc với các bộ, ngành và 4 ngân hàng thương mại Nhà nước để triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp.

  • Ngân hàng sẵn sàng "bơm vốn" vào nền kinh tế, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng 16% trong năm 2025

    Ngân hàng sẵn sàng "bơm vốn" vào nền kinh tế, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng 16% trong năm 2025

    Tín dụng tiếp tục được kỳ vọng là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025. Tại các Đại hội đồng cổ đông vừa diễn ra, nhiều ngân hàng lớn như VietinBank và ABBank đã hé lộ kế hoạch tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, đồng thời tái định hướng chiến lược cấp vốn vào những lĩnh vực kinh tế thiết yếu, có khả năng lan tỏa cao.

  • Tín dụng bất động sản nới lỏng trong thận trọng

    Tín dụng bất động sản nới lỏng trong thận trọng

    Thị trường bất động sản có thể đón làn sóng đầu tư trong thời gian tới khi tín dụng nới lỏng được phát đi, dòng tiền rẻ được bơm ra trong bối cảnh thị trường phục hồi.

Phương Vy
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.