Ngày 8/4, tại thủ đô Viêng Chăn (Lào) đã diễn ra buổi ký kết Biên bản ghi nhớ xây dựng băng tải vận chuyển than xuyên biên giới Việt - Lào.
Dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Xanh (GP Holdings), Viện Nghiên cứu Cơ khí và Tập đoàn Phonesack Group về hợp tác xây dựng kho bãi và băng truyền tải than đá xuất nhập khẩu giữa Lào, Việt Nam qua cặp cửa khẩu quốc tế La Lay (Quảng Trị) - La Lay (Salavan, Lào) đã được ký kết.
Việt Nam - Lào ký kết xây dựng băng tải vận chuyển than xuyên biên giới
Theo đó, toàn tuyến băng tải xuyên biên giới Việt - Lào dài khoảng 160km từ mỏ XPPL (Lào) đến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị). Trong đó, 85km tuyến băng tải nằm trên lãnh thổ Lào; 6,3 km tuyến băng tải xuyên qua biên giới Việt - Lào và 70km tuyến băng tải nằm trên lãnh thổ Việt Nam.
Dự án này do Tập đoàn Phonesack Group làm chủ đầu tư. Hợp tác với Tập đoàn Phonesack Group trong dự án, Việt Nam thành lập Liên danh nhà thầu gồm Viện Nghiên cứu Cơ khí và GP Holdings.
Liên danh nhà thầu này sẽ hợp tác để thực hiện dự án xây dựng kho bãi và hệ thống băng tải kết nối hai kho bãi để vận chuyển than đá xuất nhập khẩu giữa Lào và Việt Nam qua cặp cửa khẩu quốc tế La Lay (Quảng Trị) - La Lay (Salavan, Lào).
Trước đó, liên danh Viện Nghiên cứu Cơ khí và GP Holdings đã thực hiện nhiều hệ thống băng tải có năng suất cao, chiều dài lớn như: Hệ thống vận chuyển than nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1; hệ thống 2 tuyến băng tải (mỗi tuyến dài 5km) của nhà máy bô xít Tân Rai và Nhân Cơ; hệ thống băng tải vận chuyển than, thạch cao, đất sét cho nhà máy xi măng Nghi Sơn…
Giai đoạn 1 của dự án sẽ thực hiện hạng mục hệ thống kho than và tuyến băng tải dài 6,3km xuyên qua biên giới Việt - Lào.
Liên danh Viện Nghiên cứu Cơ khí và GP Holdings sẽ phối hợp với Tập đoàn Phonesack Group triển khai khảo sát, nghiên cứu khả thi các đoạn còn lại của hệ thống băng tải, khoảng 85km băng tải ở Lào và 70km băng tải ở Việt Nam.
Được biết, trữ lượng than đá tại 2 tỉnh Sekong và Salavan khoảng 1 tỷ tấn. Nhu cầu vận chuyển về Việt Nam để sử dụng và xuất khẩu qua nước thứ 3 khoảng 20 - 30 triệu tấn mỗi năm.
Tuy nhiên, hạ tầng tại cửa khẩu quốc tế La Lay chưa đồng bộ, chưa có bãi tập kết. Việc xây dựng băng tải xuyên biên giới Việt - Lào sẽ giúp rút ngắn thời gian, tăng lưu lượng than được thông quan, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường tại khu vực cửa khẩu.
-
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 45/2023/TT-BCT sửa đổi quy định về danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu. Các quy định này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/2/2024.
-
Trước năm 2030, sẽ cấp mới giấy phép khai thác hàng trăm khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Đến năm 2030, dự kiến sẽ cấp mới các giấy phép khai thác cho hàng trăm khu vực khoáng sản làm để sản xuất xi măng, đá ốp lát, vật liệu chịu lửa và kính xây dựng.
-
Siêu dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có công suất 1.500 MW, do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư, với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD)....
-
Quảng Trị họp bàn triển khai dự án khu đô thị hơn 1.700 tỷ đồng tại huyện Triệu Phong
UBND tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị có liên quan về tiến độ triển khai dự án Khu đô thị Nam Cửa Việt (giai đoạn 1).
-
Đông Hà có thêm dự án nhà ở 200 tỉ đồng
Dự án khu nhà ở thương mại Bắc Sông Hiếu (giai đoạn 1) vừa được phê duyệt chủ trương đầu tư có quy mô 19.388m2, tổng vốn đầu tư khoảng 200 tỉ đồng.