Đây là thông tin được đưa ra tại buổi tiếp xúc giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Kitaoka Shinichi vào chiều nay (11/12).
Chủ tịch JICA cho biết, Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà JICA phái cử lại các tình nguyện viên sang làm việc. Việt Nam là quốc gia đầu tiên Thủ tướng Nhật Bản lựa chọn trong chuyến công du đầu tiên sau khi nhậm chức. Cùng với đó, việc kiểm soát tốt dịch Covid-19 khiến Việt Nam trở thành điểm sáng mà dư luận Nhật Bản rất quan tâm.
Nhật Bản quan tâm hỗ trợ các tu nghiệp sinh Việt Nam đang làm việc khá đông tại Nhật Bản. Việt Nam và Nhật Bản còn có những hợp tác sâu sắc như lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, giúp tăng cường mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau, giúp Việt Nam có lực lượng lao động có tay nghề cao.
Chia sẻ tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác cung cấp ODA, vay ưu đãi song phương lớn nhất, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam.
Nhiều công trình hạ tầng ở các địa phương chưa được hoàn thiện, ảnh hưởng sự phát triển. Trong những năm qua, nguồn vốn ODA của Nhật Bản đã có những đóng góp quan trọng, hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị Nhật Bản quan tâm hỗ trợ công trình đường cao tốc Vientiane - Hà Nội đi qua cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An). Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn sử dụng công khai, minh bạch và hiệu quả mọi nguồn vốn ODA. Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi và sẵn sàng đón sự chuyển dịch của các nhà đầu tư Nhật Bản về Việt Nam.
Được biết, tính đến ngày 20/11, tổng vốn FDI vào Việt Nam lên tới 26,4 tỷ USD, trong đó vốn FDI từ Nhật Bản đạt trên 2,1 tỷ USD. Đáng chú ý, có tới 15 trong tổng số 30 doanh nghiệp nhận trợ cấp từ Chính phủ Nhật Bản để chuyển dịch cơ sở sản xuất sang Đông Nam Á đã lựa chọn Việt Nam làm điểm đến. Điều đó cho thấy các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và nước ngoài nói chung có niềm tin rất lớn về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam.
-
Nhật Bản: Nhà tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số 2 và đối tác du lịch thứ 3 của Việt Nam
CafeLand – Trong những năm qua, làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam không ngừng tăng cả về số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư.
-
Tiếp tục đề xuất chính sách miễn giảm thuế trong năm 2025
Tại Công điện 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, tiếp tục đề xuất chính sách miễn giảm thuế trong năm 2025.
-
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hướng tới mốc lịch sử 800 tỷ USD
Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới (gần 800 tỷ USD), tăng 15% so với năm trước và vượt 2,5 lần kế hoạch được giao....
-
Năm 2025, dự báo xuất khẩu sang Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng
Năm 2025 hứa hẹn là một năm phát triển mạnh mẽ trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, với tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt khoảng từ 125 đến 130 tỷ USD, theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ....