Năm 2018, Nhật Bản dẫn đầu các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với 8,59 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Tính đến cuối năm 2019, hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật Bản vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.
Tính lũy kế tình hình thu hút FDI đến cuối năm 2019, Nhật Bản đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký đạt 59,3 tỷ USD, chiếm 16,7%. Điều này cho thấy Nhật Bản vẫn luôn là đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam sau 47 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Hiện Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số 2, đối tác du lịch thứ 3 và đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.
Về thương mại, hai nước đã dành cho nhau thuế suất ưu đãi từ năm 1999. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước 9 tháng đầu năm 2020 đạt khoảng 28,6 tỷ USD.
Về đầu tư trực tiếp, lũy kế đến tháng 9/2020, Nhật Bản có 4.595 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn dầu tư đăng ký là 59,87 tỷ USD, đứng thứ 2 trong tổng số 136 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Theo một khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố vào đầu năm 2020, các doanh nghiệp Nhật quan tâm nhiều đến các dự án liên quan đến điện và thành phố thông minh.
Các lĩnh vực doanh nghiệp Nhật Bản có thể đầu tư nhiều chia làm 2 loại: doanh nghiệp sản xuất, gia công để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, hướng vào thị trường nội địa Việt Nam.
Doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam hướng vào thị trường nội địa Việt Nam sẽ gia tăng trong thời gian tới, nhất là trong lĩnh vực tiêu dùng (Uniqlo), công nghệ thông tin (IT), công nghệ số, lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật môi trường.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng được doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm. Bên cạnh đó, lĩnh vực du lịch đang được nhiều doanh nghiệp chú trọng với 1,4 lượt triệu du khách qua lại giữa hai nước.
Ngoài ra, hiện nay, Nhật Bản là nước cung cấp vốn vay bằng đồng Yên cho Việt Nam lớn nhất, tổng giá trị vay đến tháng 12/2019 là 2.578 tỷ Yên (tương đương khoảng 23,76 tỷ USD, chiếm 23,6% tổng vốn ký kết vay nước ngoài của Chính phủ).
5 lý do doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam Theo điều tra của JETRO, trong số những doanh nghiệp Nhật Bản dự kiến đầu tư vào Việt Nam, doanh nghiệp dệt may tăng 14,1%, hàng điện tử tăng 15,6%. Doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam để đầu tư vì 5 nguyên nhân sau: Thứ nhất, Việt Nam có chế độ chính trị tương đối ổn định so với các nước Đông Nam Á. Thứ hai, những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận CPTPP với Nhật Bản, Hiệp định thương mại tự do với EU, quan hệ Việt - Mỹ ổn định, rất có lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản nếu muốn đặt cơ sở gia công xuất khẩu ở Việt Nam. Thứ ba, quan hệ Việt - Nhật rất tốt đẹp, giúp doanh nghiệp Nhật Bản có lợi thế hơn khi đàm phán với Việt Nam, từ đó có cảm giác an toàn hơn. Thứ tư, Việt Nam gần khu vực Đông Á, vừa thuận tiện cho việc nhập khẩu linh kiện, nguyên liệu, bán thành phẩm từ Trung Quốc, vừa tiện lợi cho việc xuất khẩu sang các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Thứ năm, Việt Nam có đường bờ biển dài, chi phí vận chuyển thấp. |
-
Việt Nam có thể tự do đến Belarus mà không cần thị thực
Kể từ ngày 30/1, công dân Việt Nam và Belarus chính thức được tự do đi lại giữa hai quốc gia mà không cần xin thị thực. Đây là kết quả của Hiệp định miễn thị thực được ký kết giữa hai nước, mở ra cơ hội phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác song p...
-
Việt Nam có nhiều cơ hội đạt được tăng trưởng GDP 8%
Đó là dự báo của ông Lương Văn Khôi, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ KH&ĐT về bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2025.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos 55
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Czech, tối 20/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Zurich, Thụy Sĩ....