Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
Trong khi đó, theo tính toán từ nay đến 2015, Việt Nam mới chỉ sản xuất được 4-5 triệu tấn phôi thép/năm, đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu, còn lại vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu.
Cùng với phôi thép, Việt Nam cũng phải nhập khẩu các sản phẩm thép khác như 5-6 triệu tấn thép dẹt (cán nóng và cán nguội), thép cách điện...
Vì vậy, để ngành thép phát triển cân đối, bền vững, giải pháp quan trọng chính là đa dạng hóa vốn đầu tư cho ngành, tăng cường hợp tác đầu tư với nước ngoài trong sản xuất gang, phôi thép và các sản phẩm thép dẹt, nhất là các dự án có công suất lớn trên 1 triệu tấn/năm.
Với năng lực sản xuất thép xây dựng trong nước đã vượt xa nhu cầu trong khi sản phẩm nội địa vẫn phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc và các nước ASEAN, Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp ngành thép đẩy mạnh đầu tư sản xuất ở thượng nguồn gắn với luyện kim, tránh việc xuất khẩu nguyên liệu thô gây lãng phí tài nguyên.
Cùng với đó, Chính phủ cần xây dựng chiến lược xuất nhập nguyên liệu khoáng sản chung của cả nước nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu, nhiên liệu như quặng sắt, than cốc, than mỡ cho sản xuất của ngành thép.
Ngoài ra, việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình đầu tư trọng điểm ngành thép là giải pháp cần tập trung từ nay đến năm 2015. Đó là các dự án Liên hợp thép Hà Tĩnh công suất 4,5 triệu tấn/năm, Liên hợp thép Dung Quất (Quảng Ngãi) công suất 5 triệu tấn/năm, dự án 500.000 tấn phôi vuông của Liên hợp thép Lào Cai, dự án nhà máy thép cuộn, thép lá cán nóng chất lượng cao công suất 2 triệu tấn/năm của liên doanh giữa ESSA (Ấn Độ) với một số doanh nghiệp trong nước.