Tổ chức xếp hạng tín dụng S&P hôm nay đưa ra xếp hạng tín dụng dài hạn ‘B+’ và ngắn hạn ‘B’ đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank). Triển vọng dài hạn ổn định cho thấy quan điểm của S&P rằng Sacombank sẽ vẫn có khả năng tài chính tốt, bất chấp những thách thức của thị trường và lạm phát cao.
S&P đưa ra xếp hạng của Sacombank dựa trên các tiêu chí đánh giá là: vị thế kinh doanh
mạnh; vốn và lợi nhuận yếu; khả năng chịu rủi ro ở mức vừa phải; nguồn quỹ trên
trung bình và thanh khoản vừa đủ. S&P đánh giá hoạt động tín dụng của
Sacombank ở mức ‘B+’.
Chuyên gia phân tích Ivan Tan thuộc S&P nhận xét: "Với vị thế ngân hàng tư nhân lớn thứ 2 tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh của Sacombank được nhiều sự hỗ trợ ".
Với hệ thống hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng tiêu
dùng cũng như doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, S&P cho rằng, Sacombank sẽ
tiếp tục tập trung vào chiến lược phát triển mảng bán lẻ.
"Giống như phần lớn ngân hàng đối thủ, Sacombank tập trung chủ yếu vào thị
trường nội địa và phần lớn doanh thu đến từ hoạt động tín dụng" - ông Tan nói.
S&P cho biết sẽ nâng hạng tín dụng cho Sacombank nếu lợi nhuận và khả năng sử dụng vốn cải thiện. Ngoài ra nếu ngân hàng cải thiện được hệ thống quản trị rủi ro và hoạt động được theo chuẩn quốc tế thì xếp hạng tín dụng cũng sẽ được điều chỉnh tăng.
S&P đồng thời cảnh báo sẽ hạ xếp hạng tín dụng của Sacombank nếu: 1) Nợ xấu tăng nhanh; 2) Hoạt động kém; hoặc 3) nguồn vốn ngân hàng bị suy giảm.
S&P chỉ
ra nguồn thu lớn của ngân hàng vẫn đến từ hoạt động tín dụng , vì vậy Sacombank cần thận trọng hơn trong quản trị rủi ro. Tỷ lệ
vốn vay trên tiền gửi của khách hàng tại Sacombank tính đến ngày 30/9/2011 là
76%, tốt hơn nhiều ngân hàng lớn và có hệ thống
chi nhánh rộng hơn. Điều này phản ánh nỗ lực thu hút tiền gửi của Sacombank và việc
sử dụng hiệu quả hệ thống tiếp cận với nguồn tiền gửi.
Ngoài ra việc Sacombank đang nắm giữ nhiều tài sản có thanh khoản tốt như tiền mặt, các khoản vay liên ngân hàng hay trái phiếu chính phủ cũng có thể coi là yếu tố tích cực.