28/02/2017 8:03 AM
Các dự án hạ tầng giao thông đầu tư theo hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) lại làm nóng dư luận xã hội sau những thông tin về sai sót, hạn chế tại 27 dự án loại này được Kiểm toán Nhà nước đưa ra.
Có thể thấy, sai sót trong lập dự toán, tổng mức đầu tư; xây dựng phương án tài chính; lạm dụng chỉ định thầu nhà đầu tư; áp dụng đơn giá định mức theo hướng có lợi cho nhà đầu tư là những lỗi phổ biến nhất tại các dự án BOT được Kiểm toán Nhà nước ghi nhận.
Không những vậy, sự thiếu chuẩn chung mang tính pháp quy cao hoặc không công khai thông tin, kết quả các cơ sở tính phí, nhất là kết quả thẩm định và kiểm toán độc lập, khách quan các số liệu trong dự toán, thực tế trước và sau khi dự án BOT đi vào hoạt động còn tạo kẽ hở cho sự tùy tiện, cho sự lạm dụng vốn đầu tư.
Thực tế trên đang làm nảy sinh những nghi ngại về độ chính xác, hợp lý của mức phí; thời gian thu phí, đối tượng thu phí tại các công trình BOT… .
Chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giao thông - vận tải, trong đó có hình thức BOT là đúng đắn và cần thiết. Phần lớn dự án BOT được đầu tư trong những năm qua đã, đang khẳng định vai trò là động lực phát triển giao thông vì lợi ích quốc gia và cộng đồng.
Song các dự án BOT giao thông chỉ có ý nghĩa thực sự, phát huy vai trò tối ưu khi bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên gồm Nhà nước, nhà đầu tư và người tham gia giao thông.
Chính vì vậy, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác công trình giao thông theo hình thức BOT” là cơ hội để cơ quan lập pháp, các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư đưa ra đánh giá khách quan, toàn diện về thành công không thể phủ nhận mà các dự án BOT hạ tầng giao thông mang lại trong 5 năm qua. Đó còn là dịp để nghiêm túc nhận diện những tồn tại đã ít nhiều làm biến dạng các dự án xã hội hóa dạng này.
Bên cạnh đối tượng giám sát (là một số bộ), đoàn giám sát chuyên đề sẽ trực tiếp giám sát, kiểm tra tại 14 dự án BOT mở rộng Quốc lộ 1, Quốc lộ 14 - những dự án đang ít nhiều gây bức xúc dư luận.
Việc tổng kết, đánh giá (dự kiến được đoàn Giám sát trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gửi tới đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2017) sẽ giúp hoàn thiện cơ chế về các công trình BOT, BT, tránh những đổ vỡ đáng tiếc cho nhà đầu tư và cho toàn xã hội, đặc biệt là khi Dự án Xây dựng đường cao tốc Bắc Nam tuyến phía Đông theo hình thức PPP giai đoạn I, trị giá gần 100.000 tỷ đồng đang bắt đầu gọi vốn.
Cùng với việc tiếp tục tìm ra giải pháp kéo giảm chi phí đầu tư, công khai, minh bạch thông tin... có lẽ phải sớm tổng rà soát, kiểm toán toàn bộ dự án BOT theo nguyên tắc: lợi ích thu được của đại đa số người tham gia giao thông phải lớn hơn chi phí bỏ ra. Bất kỳ dự án nào đi ngược nguyên tắc này cần phải được xem xét lại, thậm chí thu hồi. Như vậy mới đảm bảo công bằng cho người sử dụng, tránh gây ra những bức xúc khi tiến hành kêu gọi, triển khai đầu tư vào các dự án BOT.
  • Chấm dứt tình trạng “độc quyền” dự án BOT

    Chấm dứt tình trạng “độc quyền” dự án BOT

    Kết quả kiểm toán 27 dự án BOT giao thông vừa được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) báo cáo tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy nhiều con số khó hiểu.

  • Nhiều kẽ hở chính sách khiến trạm thu phí BOT dày đặc

    Nhiều kẽ hở chính sách khiến trạm thu phí BOT dày đặc

    Kết quả kiểm toán 27 dự án BOT giao thông, giai đoạn 2011 - 2016 lý giải, chính kẽ hở từ Thông tư 159 của Bộ Tài chính đã tạo điều kiện cho nhà đầu tư và các cơ quan liên quan “vận dụng”. Từ đó dẫn tới quốc lộ bị chia thành nhiều khúc, khoảng cách giữa các trạm thu phí không đảm bảo 70 km nhưng vẫn được chấp nhận.

  • Thêm một số dự án BOT bị phát hiện sai phạm

    Thêm một số dự án BOT bị phát hiện sai phạm

    Sau khi kiểm tra, giám sát và kiểm toán, các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng loạt sai phạm ở một số trạm thu phí BOT đường bộ, đặc biệt là việc thu phí luôn được các nhà đầu tư khai thấp hơn con số thực tế. Điều này lý giải vì sao các trạm thu phí thường có thời gian thu phí kéo dài đến hàng chục năm.

  • Thu phí BOT Hà Nội-Bắc Giang: Phát hiện chênh lệch 84 triệu đồng/ngày

    Thu phí BOT Hà Nội-Bắc Giang: Phát hiện chênh lệch 84 triệu đồng/ngày

    Sau 10 ngày kiểm tra giám sát thu phí tại dự án BOT Hà Nội-Bắc Giang, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ ra số thu phí dự án báo cáo chênh lệch thấp hơn thời điểm kiểm tra lên đến 84 triệu đồng mỗi ngày.

Anh Minh (Đầu tư)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.