Là ý tưởng được Bộ Xây dựng đề xuất từ đầu năm 2009, tới nay, hình hài Quỹ tiết kiệm nhà ở vẫn mới dừng ở dạng... đề xuất. Bộ Xây dựng nói có thể sẽ trình Chính phủ Đề án Quỹ trong quý I-2012 song không rõ, tới bao giờ quỹ này mới có thể đi vào hoạt động.

Chen chúc nộp hồ sơ đăng ký mua nhà thu nhập thấp ở quận Hà Đông, Hà Nội
Với giá bình quân từ 12-14 triệu đồng/m2, một căn hộ thuộc diện nhà ở dành cho người thu nhập thấp ở Hà Nội trị giá khoảng 1 tỷ đồng. Đây là số tiền lớn nên không ít hộ gia đình dù đã có suất mua nhà vẫn phải ngậm ngùi trả lại vì không đủ khả năng thanh toán. Câu hỏi lớn dành cho các cơ quan chức năng trong bối cảnh đó là phải tìm ra cơ chế tài chính để hỗ trợ cho người thu nhập thấp mua nhà.
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, lo nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của toàn xã hội song phải tránh tư tưởng bao cấp. Ông nói: “Ngay cả các nước giàu có cũng không thể bao cấp về nhà ở cho dân được. Chúng ta càng không đủ sức. Tự anh phải tạo lập chỗ ở cho mình. Nhà nước chủ yếu hỗ trợ cho việc tạo lập quỹ nhà... Do đó, cần phải hình thành Quỹ tiết kiệm nhà ở. Muốn vay lãi suất thấp để mua nhà thì trước hết anh có tiền phải gửi vào đây. Phải có cơ chế lấy của số đông giúp số ít, lấy của người giàu chia cho người nghèo...”.
Ông Nguyễn Trần Nam lý giải rõ hơn: “Trong 5 người góp tiền vào, 3 người có nhà rồi giúp 2 người chưa có nhà thì mới ra được. Chứ 3 ông có nhà rồi, nói tôi có rồi tôi không góp, chỉ có 2 ông chưa có nhà góp với nhau thì biết bao giờ mới giúp được nhau. Một số nước có chính sách, lao động đi làm có thu nhập tự động trích mấy phần trăm cho vào quỹ này. Khi về hưu, anh không sử dụng mua nhà, anh được lĩnh “một cục” cả gốc cả lãi. Như thế, trong suốt quá trình anh đi làm, tôi mượn của anh, mượn có lãi để giúp người nghèo. Có nước thì làm tự nguyện, có góp tiền thì mới được vay, nhưng chỉ người nghèo góp với nhau thì bao giờ mới ra được khoản tiền lớn. Cho nên, họ bổ sung thêm chính sách Nhà nước cho số vốn điều lệ ban đầu; các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng trích lợi nhuận mua trái phiếu. Vẫn là tiền của anh, anh cho Nhà nước mượn có lãi để cho người nghèo thêm cơ hội mua nhà...”.
Khuyến khích chứ không bắt buộc
Ở thời điểm hiện tại, Bộ Xây dựng dự kiến đề xuất hình thành song song 2 mô hình Quỹ tiết kiệm nhà ở tại Việt Nam. Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), với mô hình thứ nhất, Quỹ tiết kiệm nhà ở chuyên phục vụ cho người có thu nhập thấp vay mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc cho doanh nghiệp vay đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp, nhà ở công nhân và đầu tư phát triển nhà ở xã hội. Nguồn vốn hình thành Quỹ được huy động từ tiền sử dụng đất thu được từ các dự án nhà ở thương mại; ngân sách địa phương; nguồn đóng tiết kiệm và trả nợ của các đối tượng có nhu cầu tham gia; lợi nhuận thu được từ phát hành xổ số kiến thiết hoặc phát hành xổ số nhà ở; phát hành trái phiếu nhà ở bắt buộc đối với các đối tượng tham gia một số hoạt động liên quan đến bất động sản...
Quỹ sẽ cho các đối tượng tham gia chương trình tiết kiệm nhà ở vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội khi đã đóng tiền vào Quỹ tối thiểu bằng khoảng 30% giá trị của nhà ở cần mua, thuê mua và đã tham gia đóng quỹ tối thiểu từ 5 năm trở lên, mức đóng chia đều cho hàng tháng. Việc cho vay được tính trên nguyên tắc, ai gửi tiết kiệm nhiều hoặc thời gian đóng dài hơn thì được ưu tiên vay trước. Lãi suất huy động bằng khoảng 1/2 lãi suất vay thương mại. Người vay phải trả đều hàng tháng trong thời hạn tối thiểu là 15 năm, tính từ ngày được vay thêm để mua nhà ở xã hội. Điểm cốt lõi ở mô hình này, hình thức tham gia Quỹ là tự nguyện, không bắt buộc, Nhà nước chỉ khuyến khích mọi đối tượng trong xã hội tham gia Quỹ.
Theo mô hình II, Quỹ tiết kiệm nhà ở áp dụng cho người có thu nhập trung bình vay để mua nhà ở thương mại. Đối tượng tham gia đóng Quỹ là người có thu nhập trung bình có nhu cầu mua nhà ở, tham gia tự nguyện, không bắt buộc. Sau khi tham gia đóng Quỹ được khoảng 50% giá trị nhà ở cần mua, người tham gia đóng Quỹ sẽ được vay thêm 50% giá trị của nhà ở còn lại...
Qua đề xuất mới của Bộ Xây dựng, có thể thấy, để đảm bảo tính khả thi của mô hình Quỹ, thay vì “bắt buộc”, Bộ đã chuyển hướng sang “tự nguyện”. Đương nhiên, đây mới chỉ là đề xuất ở dạng sơ khai. Theo Bộ Xây dựng, dự kiến, Đề án Quỹ tiết kiệm nhà ở có thể sẽ trình Chính phủ ngay trong quý I-2012, để trong giai đoạn 2013-2015 sẽ triển khai thí điểm tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Theo Ngọc Khánh (ANTĐ)
VIP

Bán nhà Mặt tiền đường Thiên Hộ Dương Bình Thạnh ngang 8m dài 8,5m 1 trệt 2 lầu.
6 tỷ 250 triệu- 68m2
Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP

BÁN NHÀ NHỐ HXH –P.3, GÒ VẤP – SETUP SẴN, CHỈ CẦN DỌN VÀO Ở NGAY
Thương lượng- 360m2
Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0909741***
VIP

Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP

Bảng giá ECO RETREAT Vốn chỉ từ 1,5 tỷ trong 24 tháng
5 tỷ 800 triệu- 88m2
Bến Lức, Long An
Hôm nay
0938168***
VIP

ECO RETREAT- RA MẮT GIỎ HÀNG GIÁ CỰC TỐT - THANH TOÁN 25% NHẬN NHÀ - 0902413541
6 tỷ 100 triệu- 120m2
Bến Lức, Long An
Hôm nay
0902413***
VIP

BÁN(1.000m2)ĐẤT MẶT TIỀN THỊ XÃ FULL THỔ CƯ,SHR, SAU LÒNG CHỢ, SÁT NHỰA 42M
475- 1000m2
Chơn Thành, Bình Phước
Hôm nay
0902312***
VIP

Với 80tr sở hữu căn hộ 2PN Fresia Riverside cạnh Aeon Mall Biên Hoà ngay Metro
1 tỷ 550 triệu- 53m2
Biên Hòa, Đồng Nai
Hôm nay
0942882***
VIP

Chính chủ cần bán gấp CC Đức Khải R7 gái 4,2 tỷ, 3 phòng ngủ, diện tích 94m²
4 tỷ 200 triệu- 94m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0902899***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: quỹ tiết kiệm nhà ở