PV: Thưa bà, trong luật quản lý thuế thì DN chậm nộp thuế phạt 0,05% ngày tương đương 18%/năm. Theo bà mức phạt như vậy đã hợp lý chưa nhất là trong bối cảnh này?
Bà Nguyễn Thị Cúc: Luật quản lý thuế được áp dụng năm 2007, lãi suất phạt lúc đó 0,05% nhân với 30 ngày tương đối cao so với lãi suất cơ bản mà ngân hàng tại thời điểm đó. Tuy nhiên, tại thời điểm này lãi suất ngân hàng ngày càng tăng nên tại thời điểm hiện nay lãi suất đó không phải là cao.
Nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất thấp hơn lãi vay ngân hàng vậy thì cần phải nâng cao hơn nữa mức tiền phạt để đảm bảo doanh nghiệp không có tình trạng chây ý nộp thuế.
Nhưng tôi cho rằng, trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn mà cơ quan thuế lại nâng mức phạt thêm nữa lại tạo khó khăn trong doanh nghiệp.
Trong khi đó, Ngân hàng nhà nước đưa ra khống chế mức lãi suất huy động mức 13% tuy nhiên lãi đầu ra lại không khống chế được. Do đầu ra không giảm tương ứng nên phần lãi tiền vay của các doanh nghiệp tăng lên. Như vậy, ngân hàng thì lãi lớn còn doanh nghiệp khó khăn.
Thưa bà, do mức phạt hiện nay quá thấp so với mặt bằng lãi suất vay nên một số doanh nghiệp chấp nhận bị phạt thuế còn hơn là đóng thuế trong lúc này vì vay ngân hàng họ còn phải có tài sản thế chấp, nếu như quá hạn phạt 150% lãi suất vay. Nếu như tình trạng tiếp tục diễn ra thì cơ quan thuế làm sao có thể thu được thuế?
Đây chỉ là quan điểm của một bộ phận các doanh nghiệp chứ không phải của cộng đồng doanh nghiệp vì thuế là nguồn thu của ngân sách. Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế, ngoài mức xử phạt chậm nộp 0,05% đối với ngày chậm nộp thuế. Nếu như thiếu tiền thuế nộp mà doanh nghiệp không gian lận thì phạt thêm 10% tiền thuế thiếu nữa.
Bà Nguyễn Thị Cúc.
Nếu
như gian lận về thuế thì tiền phạt nộp chậm tăng lên 1 đến 3 lần. Nặng
hơn thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Thậm chí, các đơn vị chậm
nộp tiền thuế thì có thế công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
Như vậy, thương hiệu doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng và khi
mất khả năng nộp thuế có thể tình hình tài chính của doanh nghiệp không
tốt. Cho nên người ta không chọn phương án chây ỳ nộp thuế.
Tuy
nhiên, cơ quan thuế cũng đưa ra nhiều biện pháp xử lý nợ trong đó nhẹ
nhất là phong tỏa tài khoản và trích tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp
mở tại ngân hàng để thu đủ thuế vào NSNN. Bên cạnh đó, truy thu và kê
biên tịch thu tài sản họ nắm giữ thậm chí tịch biên tài sản bán đấu giá
ngân sách nhà nước và doanh nghiệp để doanh nghiệp không thể chây ỳ.
Một
vấn đề người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế bối rối khi mà DN chọn phần
nộp thuế còn phần phạt nộp chậm vẫn để nguyên trong khi hiện nay chưa
có quy định cụ thể về cưỡng chế phần phạt nộp chậm. Vậy theo bà đây có
phải một trong quy định chưa chắc đối với khoản phạt nộp chậm thuế hay
không?
Trong thứ tự ưu tiên nộp thuế, thì đầu tiên tiền thuế
nộp, thuế phát sinh và sau đó tiền phạt nộp sau. Không phải vì thế mà
các khoản tiền phạt đều thu cuối cùng. Bởi trong biện pháp cuối cùng xử
lý thuế khi mà doanh nghiệp chưa bị vi phạm liên quan đến hình sự pháp
luật thì cơ quan thuế sẽ đóng mã số thuế, thu hồi mã số thuế coi như DN
không được hoạt động nữa.
Tuy nhiên, nếu như trong bối cảnh kinh
tế khó khăn, người ta phải cân nhắc đưa ra những biện pháp áp dụng đối
với doanh nghiệp. Không phải luật thuế bây giờ chưa đủ mạnh mà đâu đó
vẫn còn có khó khăn nên chưa cương quyết xử lý và ngay việc đầu tiên
phong tỏa tài khoản hoặc chích tài khoản doanh nghiệp đã là xử lý rồi
chứ không phải chờ đến lúc đóng cửa và thu hồi mã số thuế nữa. Nếu làm
quyết liệt các biện pháp cưỡng chế thuế mạnh hơn nữa sẽ thu được thuế.
Các
doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn, DN nào chấp nhận nộp tiền
phạt thuế còn hơn là đóng thuế trong lúc này thì bà nghĩ công tác hành
thu có hiệu quả?
Bây giờ nếu như DN cứ nghĩ rằng cứ nộp thuế
phát sinh đi còn tiền phạt cứ để đó thì trước hết việc DN không nộp đủ
tiền thuế phát sinh ngay thì cơ quan thuế phải rà soát lại trước hết thu
ngay tiền thuế phát sinh còn nếu số tiền phạt nộp chậm phải rà soát lại
tổng số thuế chậm nộp doanh nghiệp là bao nhiêu từ khoản thuế nào, thuế
GTGT, tiền thu sử dụng đất hoặc tiền thuế đất ...thì chúng ta có sự đối
chiếu giữa hai bên doanh nghiệp và người nộp thuế. Nếu cố tình chây ỳ
sẽ có biện pháp truy thu và cưỡng chế thuế.
Nhưng mà muốn làm
được điều này, cả doanh nghiệp và cơ quan thuế phải xác định rõ ràng đây
là nợ thực và nợ đó là do doanh nghiệp.
Còn trong trường
hợp khi giá đất cao doanh nghiệp đầu tư vay vốn kinh doanh BĐS bây giờ
đầu tư xong rồi giá thị trường xuống không thu được tiền, không có tiền
nộp thuế. Đây là việc của doanh nghiệp, rủi ro DN phải gánh chịu. Các
khoản thu cần phải tách ra thì chúng ta mới tìm được chỗ nào nợ thực.
Đương nhiên, nợ cấp tiền sử dụng đất, nợ thuế đất, nợ thuế GTGT....thì
cơ quan thuế xác định luôn từng khoản nợ cụ thể mà có biện pháp thu hồi.
Xin cảm ơn bà !