Tình hình tài chính eo hẹp hiện nay đang gây bất lợi cho Hy Lạp khi nước này tìm cách bán hàng loạt tài sản để đỡ bớt việc vay mượn từ bên ngoài, trong khi những nước khác trong khu vực đồng euro dù cũng nợ ngập đầu song lại ở thế thuận lợi hơn khi muốn tư nhân hóa tài sản nhà nước.
Italy, Tây Ban Nha và Ireland đều
đang có gánh nặng nợ khổng lồ, song lại có nhiều thời gian cho việc bán
tài sản, ít nhất là so với Hy Lạp và có thể cơ cấu các thỏa thuận tư
nhân hóa để chờ đến lúc giá lên.
Bên cạnh đó, dù tất cả các nước này đều cảm nhận được sức nóng của các thị trường, việc Hy Lạp trở thành trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ đã làm giảm sức hấp dẫn của nước này đối với các nhà đầu tư.
Giáo sư tài chính Oklahoma tại Đại học Bill Megginson cho rằng Hy Lạp không thể có một sự lựa chọn tối ưu mà chỉ đơn giản là "đốt tài sản" để phần nào tháo gỡ khó khăn tài chính. Trong khi đó, các nước khác, nhất là những nước mà cuộc khủng hoảng đã lắng dịu, hoàn toàn có quyền lựa chọn điều gì là tốt nhất.
Hy Lạp phải tư nhân hóa các tài sản nhà nước để thuyết phục các nhà cho vay là Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) rằng nước này nghiêm túc trong việc cải cách để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như giải quyết khối nợ lớn. EU và IMF đã hối thúc Hy Lạp đẩy nhanh quá trình này với các kế hoạch chi tiết hơn, song đang ngày càng nản lòng khi nước này nhiều lần bỏ lỡ các mục tiêu. Mặc dù buộc phải bán tài sản trong lúc các điều kiện không thuận lợi, Hy Lạp đang gia tăng các nỗ lực để đạt mục tiêu huy động 19 tỷ euro (25 tỷ USD) thông qua việc bán tài sản nhà nước vào năm 2015.
Hy Lạp đã mời thầu nắm quyền công ty khí đốt tự nhiên DEPA và quyền quản lý khu liên hợp truyền hình Olympic. Nước này cũng dự định bán cổ phần trong công ty cung cấp dịch vụ cá cược OPAP và công ty lọc dầu lớn nhất nước này Hellenic Petroleum vào tháng 5 tới. Tuy nhiên, thời gian gấp rút và những mục tiêu tham vọng có thể khiến Hy Lạp khó bán được các tài sản với mức giá mong muốn. Bên cạnh đó, chiến lược kinh doanh dài hạn cho các doanh nghiệp được tư nhân hóa đang không được tính tới.
Giáo sư danh dự về tư nhân hóa và điều tiết ở Trường quản lý Cranfield, David Parker, cho rằng chính phủ đang bán các tài sản mà không lường trước những hệ lụy lâu dài.
Trong khi đó, những nước có thời gian dư giả để cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước nhằm tăng cường quản lý và tăng lợi nhuận trước khi bán sẽ bán được các tài sản này với mức giá cao. Ireland đang điều chỉnh mô hình quản lý các doanh nghiệp nhà nước, nhờ đó giá trị của những doanh nghiệp này đang tăng lên.
Theo yêu cầu của EU/IMF, Ailen có kế hoạch huy động 3 tỷ euro từ việc bán các tài sản nhà nước, song không bị hối thúc về thời gian nên sẽ không phải bán đổ bán tháo tài sản. Trong khi đó, Tây Ban Nha đã hoãn việc tư nhân hóa công ty xổ số Loterias và hai sân bay lớn nhất nước do chưa được giá. Italia vẫn chưa lên kế hoạch cụ thể cho việc bán tài sản, song Thủ tướng nước này Mario Monti đã kêu gọi việc tư nhân hóa các dịch vụ công, trong đó có việc giảm cổ phần của chính phủ trong công ty năng lượng Eni.
Việc tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ quyết định giá bán, bởi mức giá cao nhất thường có được khi bán các doanh nghiệp làm nhiều lần, mặc dù cách làm này sẽ mất thời gian hơn so với việc "bán đứt" như Hy Lạp đã làm.
Theo ông Megginson, nếu làm như vậy, trong lần bán đầu tiên, giá bán có thể rất thấp, song sau khi doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, trong các lần bán sau, mức giá sẽ tăng lên rất mạnh. Một ví dụ là việc Chính phủ Anh đã tiến hành tư nhân hóa công ty viễn thông BT theo ba đợt trong thời gian 9 năm.
Trong khi mức giá trong lần cổ phần hóa đầu tiên vào năm 1984 là 1,3 bảng/cổ phiếu, mức giá đã tăng lên 3,35 bảng/cổ phiếu trong lần cổ phần hóa thứ hai vào năm 1991 và 4,1 bảng/cổ phiếu trong lần bán cuối cùng vào năm 1993.
Sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế của Hy Lạp có nghĩa là nước này sẽ không dễ dàng mời chào được người mua tài sản. Các công ty chứng khoán tư nhân vẫn có một số cơ hội hấp dẫn ở Italia và Tây Ban Nha, đặc biệt là các công ty có các hoạt động trên toàn cầu, song mối quan tâm tại Hy Lạp là hạn chế.
Các nhà phân tích cho rằng các nhà đầu tư sẽ không đổ xô đến mua tài sản của Hy Lạp, trong khi tài sản ở các nước khác đang hấp dẫn các quỹ đầu tư chủ quyền cũng như các công ty nhà nước ở châu Á.
Các quỹ và các công ty này được nhận định có thể mua hàng chục tỷ euro tài sản ở châu Âu. Bồ Đào Nha đã đạt được 60% trong mục tiêu huy động 5 tỷ euro từ việc bán 40% cổ phần của nhà điều hành lưới điện REN cho China State Grid và Oman Oil và 21% cổ phần trong EDP cho Three Gorges của Trung Quốc.
Giáo sư kinh tế Paolo Manasse ở Đại học Bologna cho rằng việc bán tài sản với giá rẻ cũng có nghĩa là Chính phủ từ bỏ nguồn thu trong tương lai để thu về một số tiền thấp hơn, điều cuối cùng sẽ khiến khả năng quản lý nợ của chính phủ giảm đi. Do đó, với số nợ theo dự đoán của EU và IMF là 327 tỷ euro vào cuối năm nay, giải pháp khả thi hơn cho Hy Lạp là tập trung vào các biện pháp hiệu quả hơn để tăng nguồn thu như hạn chế tình trạng trốn thuế tràn lan. Việc có thêm thời gian cũng sẽ giúp nước này xây dựng được các cơ chế điều tiết thích hợp trước khi bán tài sản.
Ông Manasse cũng cho rằng việc chuyển các công ty điện lực của nhà nước vào tay các công ty tư và các cá nhân sẽ gây ra những thiệt hại về lâu dài cho nền kinh tế. Tư nhân hóa có thể làm tăng đáng kể hiệu quả và chất lượng dịch vụ cũng như làm giảm giá dịch vụ, song ngành điện lực cần được tái cơ cấu hợp lý để tối đa hóa các lợi ích từ việc tư nhân hóa. Việc thiếu những điều chỉnh phù hợp ngay từ đầu có thể gây ra những vấn đề sau này bởi vì sự thay đổi chính sách sau khi tư nhân hóa có thể gây ra những thiệt hại về tài chính./.
Bên cạnh đó, dù tất cả các nước này đều cảm nhận được sức nóng của các thị trường, việc Hy Lạp trở thành trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ đã làm giảm sức hấp dẫn của nước này đối với các nhà đầu tư.
Giáo sư tài chính Oklahoma tại Đại học Bill Megginson cho rằng Hy Lạp không thể có một sự lựa chọn tối ưu mà chỉ đơn giản là "đốt tài sản" để phần nào tháo gỡ khó khăn tài chính. Trong khi đó, các nước khác, nhất là những nước mà cuộc khủng hoảng đã lắng dịu, hoàn toàn có quyền lựa chọn điều gì là tốt nhất.
Hy Lạp phải tư nhân hóa các tài sản nhà nước để thuyết phục các nhà cho vay là Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) rằng nước này nghiêm túc trong việc cải cách để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như giải quyết khối nợ lớn. EU và IMF đã hối thúc Hy Lạp đẩy nhanh quá trình này với các kế hoạch chi tiết hơn, song đang ngày càng nản lòng khi nước này nhiều lần bỏ lỡ các mục tiêu. Mặc dù buộc phải bán tài sản trong lúc các điều kiện không thuận lợi, Hy Lạp đang gia tăng các nỗ lực để đạt mục tiêu huy động 19 tỷ euro (25 tỷ USD) thông qua việc bán tài sản nhà nước vào năm 2015.
Hy Lạp đã mời thầu nắm quyền công ty khí đốt tự nhiên DEPA và quyền quản lý khu liên hợp truyền hình Olympic. Nước này cũng dự định bán cổ phần trong công ty cung cấp dịch vụ cá cược OPAP và công ty lọc dầu lớn nhất nước này Hellenic Petroleum vào tháng 5 tới. Tuy nhiên, thời gian gấp rút và những mục tiêu tham vọng có thể khiến Hy Lạp khó bán được các tài sản với mức giá mong muốn. Bên cạnh đó, chiến lược kinh doanh dài hạn cho các doanh nghiệp được tư nhân hóa đang không được tính tới.
Giáo sư danh dự về tư nhân hóa và điều tiết ở Trường quản lý Cranfield, David Parker, cho rằng chính phủ đang bán các tài sản mà không lường trước những hệ lụy lâu dài.
Trong khi đó, những nước có thời gian dư giả để cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước nhằm tăng cường quản lý và tăng lợi nhuận trước khi bán sẽ bán được các tài sản này với mức giá cao. Ireland đang điều chỉnh mô hình quản lý các doanh nghiệp nhà nước, nhờ đó giá trị của những doanh nghiệp này đang tăng lên.
Theo yêu cầu của EU/IMF, Ailen có kế hoạch huy động 3 tỷ euro từ việc bán các tài sản nhà nước, song không bị hối thúc về thời gian nên sẽ không phải bán đổ bán tháo tài sản. Trong khi đó, Tây Ban Nha đã hoãn việc tư nhân hóa công ty xổ số Loterias và hai sân bay lớn nhất nước do chưa được giá. Italia vẫn chưa lên kế hoạch cụ thể cho việc bán tài sản, song Thủ tướng nước này Mario Monti đã kêu gọi việc tư nhân hóa các dịch vụ công, trong đó có việc giảm cổ phần của chính phủ trong công ty năng lượng Eni.
Việc tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ quyết định giá bán, bởi mức giá cao nhất thường có được khi bán các doanh nghiệp làm nhiều lần, mặc dù cách làm này sẽ mất thời gian hơn so với việc "bán đứt" như Hy Lạp đã làm.
Theo ông Megginson, nếu làm như vậy, trong lần bán đầu tiên, giá bán có thể rất thấp, song sau khi doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, trong các lần bán sau, mức giá sẽ tăng lên rất mạnh. Một ví dụ là việc Chính phủ Anh đã tiến hành tư nhân hóa công ty viễn thông BT theo ba đợt trong thời gian 9 năm.
Trong khi mức giá trong lần cổ phần hóa đầu tiên vào năm 1984 là 1,3 bảng/cổ phiếu, mức giá đã tăng lên 3,35 bảng/cổ phiếu trong lần cổ phần hóa thứ hai vào năm 1991 và 4,1 bảng/cổ phiếu trong lần bán cuối cùng vào năm 1993.
Sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế của Hy Lạp có nghĩa là nước này sẽ không dễ dàng mời chào được người mua tài sản. Các công ty chứng khoán tư nhân vẫn có một số cơ hội hấp dẫn ở Italia và Tây Ban Nha, đặc biệt là các công ty có các hoạt động trên toàn cầu, song mối quan tâm tại Hy Lạp là hạn chế.
Các nhà phân tích cho rằng các nhà đầu tư sẽ không đổ xô đến mua tài sản của Hy Lạp, trong khi tài sản ở các nước khác đang hấp dẫn các quỹ đầu tư chủ quyền cũng như các công ty nhà nước ở châu Á.
Các quỹ và các công ty này được nhận định có thể mua hàng chục tỷ euro tài sản ở châu Âu. Bồ Đào Nha đã đạt được 60% trong mục tiêu huy động 5 tỷ euro từ việc bán 40% cổ phần của nhà điều hành lưới điện REN cho China State Grid và Oman Oil và 21% cổ phần trong EDP cho Three Gorges của Trung Quốc.
Giáo sư kinh tế Paolo Manasse ở Đại học Bologna cho rằng việc bán tài sản với giá rẻ cũng có nghĩa là Chính phủ từ bỏ nguồn thu trong tương lai để thu về một số tiền thấp hơn, điều cuối cùng sẽ khiến khả năng quản lý nợ của chính phủ giảm đi. Do đó, với số nợ theo dự đoán của EU và IMF là 327 tỷ euro vào cuối năm nay, giải pháp khả thi hơn cho Hy Lạp là tập trung vào các biện pháp hiệu quả hơn để tăng nguồn thu như hạn chế tình trạng trốn thuế tràn lan. Việc có thêm thời gian cũng sẽ giúp nước này xây dựng được các cơ chế điều tiết thích hợp trước khi bán tài sản.
Ông Manasse cũng cho rằng việc chuyển các công ty điện lực của nhà nước vào tay các công ty tư và các cá nhân sẽ gây ra những thiệt hại về lâu dài cho nền kinh tế. Tư nhân hóa có thể làm tăng đáng kể hiệu quả và chất lượng dịch vụ cũng như làm giảm giá dịch vụ, song ngành điện lực cần được tái cơ cấu hợp lý để tối đa hóa các lợi ích từ việc tư nhân hóa. Việc thiếu những điều chỉnh phù hợp ngay từ đầu có thể gây ra những vấn đề sau này bởi vì sự thay đổi chính sách sau khi tư nhân hóa có thể gây ra những thiệt hại về tài chính./.
Theo Vietnamplus
VIP
hiếm Dương Khuê, phân lô bàn cờ, ô tô tránh, nhà đẹp thang máy, hơn 25 tỷ
25 tỷ 500 triệu- 65m2
Cầu Giấy, Hà Nội
Hôm nay
0931550***
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
10 suất nội bộ Caraworld Cam Ranh giá từ CĐT CK 28.8% – PKD 093 179 33 20
6 tỷ 663 triệu- 120m2
Cam Ranh, Khánh Hòa
Hôm nay
0931793***
VIP
33m2 - Không Lộ Giới- 4 Tầng - Cách HẺM XE TẢI 30M - Ngay Quận 3 - Nhỉnh 6 Tỷ!!
6 tỷ 800 triệu- 33m2
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0932062***
VIP
Bán nhà mặt tiền đường Cao Thắng Thành phố Thanh Hóa
24 tỷ 500 triệu- 186m2
TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
Hôm nay
0907657***
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng chuyến du lịch 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
Bán đất mặt tiền tỉnh lộ 15. 15241m2, 386m2 thổ cư. 10triệu/m2
10 triệu - 15241m2
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0926146***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: kinh tế vĩ mô, tài chính