Chấp hành chủ trương xây dựng công viên phục vụ dân sinh, người dân nhường đất để giải phóng mặt bằng, nhưng sau một thời gian lại được đem ra phân lô, bán đấu giá. Ảnh: Hưng Thơ
Chấp hành chủ trương thì… chịu thiệt
Năm 1975, gia đình ông Nguyễn Văn Bình (SN 1964, trú tại khóm An Hà, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) lên vùng biên giới Hướng Hóa làm kinh tế mới. Gia đình ông được cấp đất tại khu vực lòng hồ Lao Bảo. Năm 2005, thực hiện dự án Công viên Văn hóa trung tâm Lao Bảo, ông Bình bị thu hồi 1.813m2, trong đó có diện tích đất ở 300m2. Sau đó, ông được đền bù, hỗ trợ 216 triệu đồng, được mua lại lô đất 140m2 với giá 40 triệu đồng. “Nhà thì đông con, nếu giao đất cho dự án thì sau này khó khăn. Nhưng nghe nói làm công viên, phục vụ dân sinh, làm đẹp cảnh quan, nên gia đình tôi quyết định tiên phong bàn giao đất” - ông Bình, kể.
Tương tự, gia đình ông Nguyễn Văn Phương (SN 1963, trú tại khóm An Hà) có đất nằm trong vùng quy hoạch dự án công viên nói trên. Năm 2008, ông Phương bị thu hồi 1.655m2 đất, rồi được đền bù hỗ trợ 280 triệu, được mua lại 1 lô đất 140m2 với giá 40 triệu đồng. Cũng như hai trường hợp nói trên, gia đình ông Nguyễn Văn Đức (khóm An Hà) tiên phong nhường 1.100m2 đất với 400m2 đất ở, rồi được đền bù hỗ trợ 220 triệu đồng và được mua lại lô đất 140m2 với giá 40 triệu đồng.
Ngoài ba hộ gia đình, còn có nhiều hộ khác chấp hành chủ trương giao đất cho chính quyền thực hiện dự án. Nhưng cũng không ít hộ không chấp hành, không chịu giao đất, gây khó khăn thì hiện vẫn được ở trên đất, thậm chí có hộ chỉ chịu rời đi khi được mua lại 2 lô đất ở (3 trường hợp ở trên chỉ được mua lại 1 lô).
Thu hồi một đường, sử dụng một nẻo
Năm 2014, ông Bình, ông Đức, ông Minh đã viết đơn kiến nghị gửi nhiều cấp sau khi nhận được thông tin, một phần diện tích đất thu hồi sẽ phân lô, bán đấu giá. Đơn gửi từ năm 2014, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Dự án công viên nói trên được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt năm 2002, do Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư. Đến năm 2011, dự án được giao cho UBND huyện Hướng Hóa làm chủ đầu tư. Tiếp đó, từ Thông báo số 98 ngày 18.9.2012 thông tin kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Thức, và Thông báo số 74 ngày 17.5.2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Cường, đã đi đến Quyết định 2456 ngày 4.11.2014 về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết công viên. Cụ thể, trong diện tích 19,56ha của công viên, có 11.750m2 phân lô để bố trí tái định cư và đấu giá.
Đến thời điểm này, đã phân được 37 lô đất để đấu giá (có lô đã đấu giá, có lô chưa). Riêng ở một phần diện tích đất thu hồi của 3 hộ gia đình nói trên, được chia làm 13 lô đất (mỗi lô 175m2) chuẩn bị bán đấu giá, và có giá khởi điểm từ hơn 1,3 tỉ đồng đến hơn 1,4 tỉ đồng/lô. “Chúng tôi đã nắm vấn đề, nhưng UBND thị trấn không có thẩm quyền để giải quyết” - lãnh đạo UBND thị trấn Lao Bảo, nói.
Năm 2014, UBND tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu UBND huyện Hướng Hóa giải quyết kiến nghị của 3 hộ dân nói trên, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Một lãnh đạo UBND huyện Hướng Hóa thông tin, việc đền bù GPMB dự án này từ năm 2008, do Ban quản lý KKT tỉnh Quảng Trị thực hiện, nên không thuộc thẩm quyền giải quyết kiến nghị của UBND huyện?
-
Dân vùng tái định cư Quảng Trị: Đã an cư đâu mà lạc nghiệp?
Người dân thôn Sông Ngân hàng ngày lo lắng, bất an vì phải sống trong những ngôi nhà cấp 4 nứt tường, vỡ mái và nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo.
-
Thu hồi 1,5ha đất tại khu đô thị đắt đỏ bậc nhất Thủ đô
UBND TP. Hà Nội mới đây đã có động thái thu hồi hơn 1,5ha đất tại Khu đô thị Tây Hồ Tây, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm (tên thương mại Starlake Tây Hồ Tây).
-
Đơn giá bồi thường khi thu hồi đất tại Bắc Giang là bao nhiêu?
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2025....
-
Để được bồi thường khi thu hồi đất cần điều kiện gì?
Xin hỏi điều kiện được bồi thường khi thu hồi đất theo quy định mới nhất hiện nay?