14/12/2012 4:05 PM
Chuyện bị dọa, bị đánh không phải là chuyện hiếm đối với người làm công tác quản lý chung cư.

Không ngoan cứ liệu hồn!

Chuyện bị dọa, bị đánh đối với quản lý tòa nhà tuy không phổ biến nhưng không phải chuyện hiếm trong các chung cư hiện nay.

Đi làm dâu trăm họ, quản cả nghìn hộ thì có khi chỉ cần động chạm đến quyền lợi của người dân là họ có thể “dựng ngược” lên ngay.

Với anh Trần Văn Nam (quản lý tòa nhà CT2 Ngô Thì Nhậm) thì: “Những người hay dọa đánh, dọa này dọa kia thường là rất ít chỉ là những thành phần xã hội, một bộ phận nhỏ cư dân. Còn lại người dân không mấy ai cư xử với người quản lý như vậy”.

Căng thẳng trong những vấn đề tại chung cư quản lý trước hết vẫn là người "đứng mũi chịu sào"

Anh Nam cũng tâm sự, nghe tên quản lý tòa nhà thì oai đấy nhưng nếu làm phật ý ai họ có thể sẵn sàng mày – tao trong khi đó là quản lý nếu chỉ thiếu kiềm chế mà mày – tao lại thành chuyện lớn. Những điệp khúc kiểu “mày mà không mở cho tao đúng hạn, mày liệu hồn” thì nhiều lắm. Có khi họ còn chỉ mặt mà bảo “Ban quản lý toàn những thằng cục cằng”. Nói rồi anh ngồi lặng cười xòa.

Với nhiều quản lý họ vẫn thỉnh thoảng nhận được một vài tin nhắn yêu cầu “liệu hồn” như thế. Thậm chí còn có tin dọa đến gia đình, người thân. Có người gia đình còn bắt nghỉ việc nhưng làm nghề cũng là cái duyên. Không phải cứ dọa là bỏ.

Đối với những nam quản lý chuyện có thể xuề xòa cho qua nhưng với không ít nữ quản lý nhiều khi cũng gây ra áp lực tâm lý. Nhưng việc của ai người ấy tường, nghề của ai người ấy biết nên dần cũng thành quen. Lúc căng thẳng chỉ cần mình mềm mỏng là có thể “hạ hỏa” được. Người dân thì họ có thể trăm người mười ý quan trọng là người quản lý có nguyên tắc ứng xử riêng – một nữ quản lý chia sẻ.

Cái khó bó cái khôn

Trước sự phát triển của quá trình đô thị hóa, quản lý chung cư là công việc còn khá mới trong hệ thống điều hành quản lý các khu đô thị, chung cư cao tầng. Thêm vào đó, có những điều luật quy định còn chưa rõ ràng, chồng chéo khiến cho người quản lý gặp không ít những khó khăn.

Cũng không phải lúc nào quản lý cũng đúng. Áp lực công việc nhiều khi làm cho người quản lý mất đi ít nhiều sự kiểm soát điều đó thực sự cần sự cảm thông của người dân chứ không phải chỉ một chút là “tố” ngay. “Có những trường hợp một số sản phẩm của chung cư không còn bảo hành nhưng người dân vẫn gọi cho quản lý. Đến khi đến giải thích thì họ lại bức xúc rằng mới chuyển tới mà đồ dùng thì được quảng cáo là chất lượng cao mà mới về mà đồ dùng đã hỏng.

Điều luật quy định còn có điểm chưa rõ ràng, chồng chéo khiến cho người quản lý gặp không ít những khó khăn dễ gây đến những tranh chấp trong quản lý chung.

Hay ngay như chuyện thu phí vệ sinh, dịch vụ. Có nhiều hộ nhiều khi họ quên không đóng, đóng chậm nhưng không phải không có những hộ cố tình không đóng. Là quản lý đầu tiên chúng tôi sẽ là nhắc nhở có thông báo. Cần thiết thì ban quản lý phải dùng biện pháp mạnh để cưỡng chế. Đó là quy định. Nhưng có khi họ lại không chịu thấy bức xúc và làm tướng lên” – Anh Nam nói.

Cứ như thế nhiều cái khó nó bó cái khôn để lâu thì thành những căng thẳng để lại phía sau không ít những dư âm cho người làm dâu trăm họ, lo việc nghìn hộ trong nhịp chuyển mình đi lên hiện đại của cuộc sống đô thị.

Theo Minh Thùy – Hoài Thu (VietNamNet)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.