Trong hành trình đến Malaysia của bạn, nếu có địa danh mang tên Putrajaya, hãy dành chút thời gian ngắm nhìn, thưởng thức một trong những thành phố tươi đẹp cũng như tìm hiểu nét đặc biệt của đô thị “trong mơ” này. Được xây dựng để chính phủ Malaysia “dời đô” về nhằm giảm tải cho Kuala Lumpur đồng thời tạo nên thủ đô mới hiện đại mà gần gũi với thiên nhiên. Nằm cách 25km về phía Nam Kuala Lumpur, trung tâm hành chính mới của Malaysia là ý tưởng của thủ tướng đương thời lúc bấy giờ ông Tun Dr Mahathir Mohammad. Năm 2001, Putrajaya trở thành một trong ba thủ phủ của Malaysia sau Kuala Lumpur và Labuan.
Trong tiếng Malay/Sanskrit, từ “Putra” hay “Petera” có nghĩa là “hoàng tử” và “Jaya” có nghĩa là “thành công” hay “chiến thắng”. Sự phát triển của Putrajaya bắt đầu từ đầu những năm 1990 và đến hôm nay mọi thứ đang được hoàn thiện với dân số ngày càng tăng dần.
Xuất phát điểm của Puatrajaya là Prang Besar, được thành lập năm 1918 bởi người Anh với diện tích chỉ khoảng 3,2km vuông, sau đó từ từ nở rộng gấp 10 lần đến 32km vuông cuối TK 19. Ý tưởng biến thành phố thành trung tâm điều khiển hành chính quốc gia bắt đầu những năm cuối 1980 trong thời nắm quyền của thủ tướng Mahathir Mohamad.
38% diện tích đất đã được các nhà hoạch định dành để trồng cây cối để đảm bảo cho thành phố được phủ xanh. Hệ thống công trình ngoài trời và đại lộ rộng lớn là điểm nhất của toàn bộ thành phố. Việc thi công bắt đầu từ tháng 8-1995 và là dự án lớn nhất của Malaysia. Người Malaysia tự hào Puatrajaya là công trình đô thị tiêu biểu cho khu vực Đông Nam Á với giá trị khoảng 8,1 tỉ đô la Mỹ. Tất cả được thiết kế và thi công bởi các công ty Malaysia và chỉ 10% trong số các nguyên vật điệu nhập từ nước ngoài.
Seri Wawasan, cây cầu cáp treo có hình dạng con thuyền
Năm 1999, 300 người đầu tiên của văn phòng thủ tướng đã di chuyển đến Putrajaya và số còn lại tiếp tục đến làm việc tại thành phố năm 2005. Ngày nay tuyến đường xe lửa cao tốc có tên KLIA Transit đã nối Putrajaya với Kuala Lumpur cũng như KL Inernational Airport ở Sepang. Năm 2007, dân số thành phố đã lên đến 30.000 người, chủ yếu là những nhân viên chính phủ.
Là thành phố nhỏ nhưng Putrajaya có đến 9 cây cầu. Nổi tiếng nhất là Seri Wawasan, cây cầu cáp treo có hình dạng con thuyền đang dương buồm nối “khu vực số 2” trên đảo Core đến địa bàn sinh sống ở “khu vực số 8”. Cầu có 3 làn xe mỗi chiều và 18.6m chiều rộng một chiều, được làm bằng bê tông với các loại cáp bằng thép chịu lực.
Putrajaya được trang bị đầy đủ những công nghệ thông tin mới nhất với hình ảnh khu vườn hiện đại nhưng mang trong mình hệ thống truyền thông đa phương tiện tiên tiến. Khoảng 70% thảm xanh ở Putrajaya đã trở thành điểm nhấn cho cả thành phố. Năm con đường chính gặp nhau ở phía bắc thành phố tụ lại như một dòng chảy để rồi lại lan tỏa khắp các ngả đô thị.
Phía bắc khu vực Core là khu vực làm việc chính phủ cũng như hầu hết các văn phòng liên bang, cục sở và cơ quan khác. Văn phòng thủ tướng mang tên Perdana Putra nằm ở vị trí rất thuận lợi, nhìn thẳng ra Dataran Putra, là điểm bắt đầu của đại lộ Putra.
Nằm gần hồ nước là đền thờ hồi giáo mang âm hưởng kiến trúc từ nhiều quốc gia như Turkmenistan, Kazakhstan và Ma-rốc. Đền thờ có ngọn tháp cao đến 116m và có thể cùng một lúc dành cho 15000 người cầu nguyện. Ngọn tháp là một trong những kiến trúc ảnh hưởng từ thiết kế của đền thờ Sheikh Oman ở Baghdad – Thủ đô của Iraq.
Trên thế giới có rất nhiều thành phố được chọn là thủ đô hành chính như Berlin – Đức, Canberra – Úc…và Malaysia đã thành công trong việc xây dựng nên một thành phố mới mang nhiều nét hiện đại mà không tách rời truyền thống cũng như đáp ứng xu hướng mới về những đô thị xanh. Họ còn biến Patrayjaya trở thành điểm đến mới trong hành trình của du khách ở Malaysia.