Dự kiến, tổng chiều dài tuyến đường Vành đai 4 TP HCM khoảng 206,72 km, trong đó tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 18,23 km, tỉnh Bình Dương 47,95 km, TP HCM 16,7 km, Long An 78,3 km.
Giai đoạn 1 sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng 1 lần theo quy hoạch được duyệt (74,5 m); 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh; 21 nút giao thông liên thông; xây dựng đường song hành, đường dân sinh hai bên tuyến theo nhu cầu giao thông từng đoạn, từng địa phương.
Tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương cho biết tháng 8-2023, Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND TP HCM là cơ quan đầu mối tổng hợp việc triển khai xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM. Đây là dự án có quy mô rất lớn, thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Bộ KH-ĐT đã làm việc với các địa phương có đường Vành đai 4 TP HCM đi qua, và kiến nghị ghép các dự án thành phần qua 5 địa phương thành 1 dự án tổng thể. Thủ tướng Chính phủ sẽ giao một cơ quan nghiên cứu báo cáo tiền khả thi tổng thể trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Trước đó, UBND TP.HCM trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM. Dự án tổng thể có chiều dài 207km, đi qua địa phận TP.HCM, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương.
Khái toán tổng mức đầu tư dự án vành đai 4 khoảng 136.000 tỷ đồng.
Theo UBND TP.HCM, trong giai đoạn 1 sẽ giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch, đồng thời xây dựng 4 làn cao tốc hoàn chỉnh và làn dừng khẩn cấp. Các tuyến đường song hành và đường dân sinh sẽ được đầu tư tùy theo nhu cầu giao thông tại từng khu vực.
Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM được thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), với nguồn vốn ngân sách trung ương khoảng 42.554 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 33.584 tỷ đồng. Kế hoạch phân bổ vốn cho giai đoạn 2021-2025 dự kiến khoảng 16.026 tỷ đồng, và giai đoạn 2026-2030 khoảng 59.582 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, dự án đường Vành đai 4 sau khi trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2025 và hoàn thành vào năm 2028.
Đây là tuyến vành đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với TP.HCM và các tỉnh thành lân cận. Khi dự án hoàn thành sẽ giúp giảm tải cho các tuyến giao thông nội đô, hình thành tuyến giao thông kết kết, hành lang vận chuyển hàng hoá, logistis.
Đồng thời những dự án hạ tầng lớn như Vành đai 4 cũng sẽ mở ra các không gian mới để hình thành nên các khu đô thị, khu công nghiệp vệ tinh.
-
Hơn 200km đường Vành đai 4 TP.HCM sẽ được triển khai như thế nào?
TP.HCM và các địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Long An thống nhất triển khai tuyến đường Vành đai 4 có quy mô 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục. Đồng thời kiến nghị, có chính sách, cơ chế đặc thù khi triển khai dự án.
-
Mức thu lệ phí cấp sổ đỏ hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh
Hiện nay, mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thực tế thường gọi là sổ đỏ/sổ hồng) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được thực hiện theo Phụ lục 1C ban hành kèm theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND. Cụ ...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....
-
Đề xuất giảm vốn đầu tư, gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành được đề xuất giảm tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, đồng thời gia hạn thời gian hoàn thành đến hết tháng 9/2026.