Nhiều quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam, cần cải thiện kết nối hạ tầng và công nghệ thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận các cảng biển, bến bãi, ga tàu, tăng cường hợp tác lẫn nhau để cung cấp cho thị trường các dịch vụ logistics phức hợp.

Thông qua diễn đàn, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi gặp gỡ trực tuyến, trao đổi về các định hướng và cơ hội hợp tác trong lĩnh vực logistics. Ảnh: Q.H

Ngày 14/12 đã diễn ra Diễn đàn Giao thương trực tuyến logistic Việt Nam – ASEAN do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tổ chức nhằm tạo cơ hội hợp tác, phục vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và các nước ASEAN.

Việt Nam xuất khẩu vào thị trường ASEAN nhiều chủng loại hàng nông sản (gạo, cà phê, hạt tiêu, rau quả, thủy sản…), điện thoại các loại và linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, hàng dệt may, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, khoáng sản…Những mặt hàng này hầu hết được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Các nhóm hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ ASEAN chủ yếu là nguyên liệu phục vụ sản xuất, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, xăng dầu các loại, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, chất dẻo nguyên liệu, kim loại thường, hóa chất, v.v…

Thời gian qua, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh khiến một số dịch vụ logistics trở nên khan hiếm và tăng giá đáng kể. Bên cạnh đó, lĩnh vực logistics tại các nước ASEAN cũng bộc lộ rõ những yếu kém hoặc khả năng chưa theo kịp nền kinh tế số.

Do đó, lĩnh vực logistics của ASEAN đang trong giai đoạn chuyển đổi cùng với sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có những sự dịch chuyển quan trọng sang khu vực ASEAN. Dịch bệnh Covid-19 qua đó là một phép thử, đồng thời cũng là một cơ hội để đánh giá lại mạng lưới logistics và thương mại nội địa của các quốc gia ASEAN.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) nhận định, nhiều quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam, cần cải thiện kết nối hạ tầng và công nghệ thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận các cảng biển, bến bãi, ga tàu, tăng cường hợp tác lẫn nhau để cung cấp cho thị trường các dịch vụ logistics phức hợp.

Bên cạnh đó, ông Law Chung Ming – Vụ trưởng Vụ Giao thông và Logistic, Tổng Vụ Doanh nghiệp Singapore cho biết, một lĩnh vực tiềm năng mà các công ty Singapore và Việt Nam có thể hợp tác là logistics xuyên biên giới. Gần đây, tập đoàn YCH của Singapore và Tập đoàn T&T của Việt Nam đã cho ra mắt Trung tâm Kho vận Container nội địa Vĩnh Phúc (ICD). Đây là dự án thí điểm của Mạng lưới Logistics thông minh ASEAN (ASLN), đóng vai trò điểm nút chính cho thương mại khu vực giữa Việt Nam, ASEAN và các thị trường quốc tế khác.

Đây là một trung tâm hậu cần đa phương thức, có vị trí chiến lược trong vùng lân cận của 20 khu công nghiệp, nhằm bổ sung cho lĩnh vực sản xuất đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam. Dự án này được đánh giá là dự án hậu cần lớn nhất của một công ty Singapore tại Việt Nam cho đến nay, sẵn sàng mang lại nhiều cơ hội trong các lĩnh vực như logistics bên thứ 3 (3PL) và logistics container.

  • Cơ hội nâng cao trình độ ngành logistics TP HCM

    Cơ hội nâng cao trình độ ngành logistics TP HCM

    TP HCM hoạch định chiến lược ngành logistics, xác định các địa điểm đầu tư, phát triển trung tâm logistics đang mở ra cơ hội giúp nâng cao trình độ phát triển của ngành này, sớm có được nhiều doanh nghiệp đạt cấp độ cao và tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Quang Huy (Thời Báo Tài Chính)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.