Đô thị vệ tinh (satellite town) gắn với đô thị trung tâm TP.HCM, từ 2019 sẽ không chỉ còn là câu chuyện nằm chờ quy hoạch hay trên giấy. Bởi cùng các đại dự án hạ tầng kết nối liên kết vùng, các dự án khu đô thị vệ tinh quy mô lớn đang trong giai đoạn chuẩn bị nước rút chờ ngày ra mắt.

Đô thị vệ tinh - xu hướng tất yếu của kinh tế vùng

Cách đây 6 năm, TP.HCM đã được xác định là đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 4 cực phát triển và 15 đô thị vệ tinh.

Các đại dự án hạ tầng khu Đông tạo kết nối liên vùng TP.HCM với Biên Hòa - Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu

Năm 2018, điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã mở ra tầm nhìn xa hơn cho cả TP.HCM lẫn các tiểu vùng khu vực.

Bà Phan Thị Mỹ Linh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng khi đó cho biết với quy hoạch điều chỉnh, đô thị thuộc các tỉnh xung quanh TP.HCM sẽ được quy hoạch thành các đô thị chuyên ngành, đóng vai trò tạo động lực phát triển trong vùng, đồng thời tối ưu hiệu quả sự liên kết hạ tầng và trục hành lang kinh tế nối với TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Cũng phải nói thêm rằng “đô thị vệ tinh” không phải là khái niệm mới. Khái niệm này được học giả người Mỹ Graham Romeyn Taylor đưa ra lần đầu năm 1915 để chỉ việc di dời các nhà máy ra ngoại thành nhằm giảm thiểu áp lực dân cư vào một thành phố lớn. Nhiều thành phố trung tâm hàng đầu trên thế giới như Paris, Tokyo, hay Singapore…đã áp dụng mô hình đô thị vệ tinh để giảm thiểu áp lực dân số và tạo cân bằng trong phát triển kinh tế.

Từ 2008, khái niệm này cũng đã được áp dụng vào quy hoạch trung tâm Hà Nội và các đô thị vệ tinh xung quanh. TP.HCM theo đó cũng dần thành hình mô hình mới. Trong tầm nhìn dài hạn, chính phủ đầu tư hàng loạt dự án giao thông kết nối, dần hoàn thiện vai trò liên kết, rút ngắn mọi khoảng cách của TP.HCM đến các vùng phụ cận, các tiểu vùng.

Đô thị vệ tinh khu Đông: Đổ bộ về Đồng Nai…

Trong xu thế tất yếu của phát triển kinh tế vùng, TP.HCM – Biên Hòa Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu từ lâu đã được xem là tam giác vàng trong chiến lược kết nối và phát triển.

Đặc biệt, sự kết nối tự nhiên của vị trí địa lý đã gắn TP.HCM với Đồng Nai – nơi đã và đang thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ những năm qua và gắn TP.HCM với Biên Hòa - thủ phủ của Đồng Nai, một “cửa ngõ”, đồng thời là tiểu trung tâm phát triển kinh tế của khu vực do những đặc điểm thuận lợi kết nối đô thị trung tâm và các tỉnh lân cận. Biên Hòa còn được đánh giá như “vùng đất vàng” để các dự án khu đô thị vệ tinh chia sẻ trực tiếp áp lực giảm tải dân từ TP.HCM.

Khu Long Hưng, Biên Hòa là một vị trí lý tưởng cho mô hình đô thì vệ tinh vì nằm ở tâm điểm kết nối với TP.HCM và các vùng kinh tế lân cận cả về đường bộ, đường thủy, đường hàng không

Đánh giá lợi thế hạ tầng Đồng Nai, một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực bất động sản cho biết, chỉ cần nhìn các “điểm nhấn” lớn với sân bay Long Thành, hệ thống đường Vành đai 3, đường Quốc lộ 51 và tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đã thấy việc kết nối TP.HCM - Đồng Nai gần như trong “gang tấc”.

Khu Đông TP.HCM và Đồng Nai tập trung nhiều khu công nghiệp, khu công nghệ cao, mật độ dân cư khá cao và đặc biệt được nhiều các chuyên gia nước ngoài lựa chọn sinh sống.

Cùng với đó, theo xu hướng sống xanh và phát triển bền vững toàn cầu, TP.HCM và các thành phố lớn của Việt Nam đang hình thành một thế hệ cư dân 4.0 có trình độ, chuộng lối sống hiện đại, thích công nghệ, tiện ích trong tầm tay nhưng cũng ý thức cao về một trường sống xanh và bền vững… Tất cả những yếu tố thuận lợi trên đã đặt khu vực này vào tâm điểm thu hút đầu tư hạ tầng, phát triển dự án địa ốc của các doanh nghiệp lớn.

Theo một thông tin mới vừa hé lộ, Long Hưng - Biên Hòa sắp tới đây sẽ xuất hiện một dự án Khu đô thị sinh thái nằm ngay trên trục đường lớn Hương Lộ 2, sát quốc lộ 51 và cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây do Novaland phát triển.

Đây là một trong số các dự án đô thị sinh thái nằm trong định hướng quy hoạch đô thị vệ tinh “chuẩn” ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiên phong khai thác mọi lợi thế của đô thị vệ tinh quanh TP.HCM và đang được chủ đầu tư rốt ráo xúc tiến để ra mắt thị trường sớm nhất có thể.

Được biết dự án Khu đô thị sinh thái của Novaland quy mô lên tới hơn 100ha, được bao quanh bởi hệ thống sông lớn Đồng Nai, sông Buông, sông Trong và các kênh rạch tạo nên không khí trong lành mát mẻ quanh năm.

Dự án tọa lạc ở tâm điểm kết nối đến TP.HCM và các tiện ích xung quanh khi nằm trong bán kính chỉ 5km đến sân Golf Long Thành và Thủ Đức, 7km đến khu du lịch quốc tế Sơn Tiên và dự kiến sau khi đường Hương Lộ 2 hoàn thành và kết nối vào cao tốc Long Thành – Dầu Giây thì từ dự án về TP.HCM chỉ mất 15 phút bằng xe ô tô.

Hơn thế nữa, khi việc xúc tiến đầu tư và xây dựng cầu qua sông Đồng Nai nối từ Quốc lộ 51 (Đồng Nai) đến Vành Đai 3 (quận 9) hoàn tất sẽ tạo lực đẩy mạnh cho hoạt đông giao thương khu vực TP.HCM - Đồng Nai – sân bay Long Thành nói chung và cho khu vực Long Hưng, Long Thành nói riêng.

Qui hoạch tổng thể Dự án Khu đô thị sinh thái AquaCity, nằm ở Long Hưng - Biên Hòa

Với thương hiệu và uy tín 27 năm của Novaland cùng hơn 40 dự án nhà ở cao cấp đã góp phần làm nên diện mạo mới của bất động sản TP.HCM, giới chuyên môn kỳ vọng dự án đô thị sinh thái của tập đoàn này sẽ thiết lập một chuẩn sống mới, tiện ích, hiện đại cho các khu vực lân cận TP.HCM.

Theo TTDN
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
  • Nhân vật tiêu điểm
  • Ông Bùi Thành Nhơn

    Ông Bùi Thành Nhơn

    Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NovaLand – NVL)