Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, hôm nay 10/2, ông sẽ công bố mức thuế 25% đối với tất cả thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ, theo Reuters.
Mức thuế này cao hơn thuế kim loại nhập khẩu vào Mỹ hiện nay, đánh dấu một bước leo thang lớn khác trong cuộc cải tổ chính sách thương mại của ông Trump.
Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump đã áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm, nhưng sau đó cấp hạn ngạch miễn thuế cho một số đối tác thương mại, bao gồm Canada, Mexico và Brazil. Cựu Tổng thống Joe Biden mở rộng diện miễn thuế sang Anh, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU).
Ông Trump sắp áp thuế 25% với nhôm, thép vào Mỹ
Theo Hiệp hội Sắt Thép Mỹ, nước này nhập khẩu thép nhiều nhất từ Canada, Brazil, Mexico, Hàn Quốc và Việt Nam. Với mặt hàng nhôm, Canada đóng góp tới 79% nhập khẩu trong 11 tháng đầu năm ngoái. Còn Mexico là nhà cung cấp về phế liệu và hợp kim nhôm.
Ông Trump cũng nhắc lại việc sẽ thông báo áp thuế nhập khẩu đối ứng (reciprocal tariff) vào ngày 11 hoặc 12/2. Thuế này sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Ông cho biết sẽ áp thuế hàng hóa các nước ở mức tương đương mức họ hiện áp với hàng Mỹ.
Kế hoạch này được Tổng thống Mỹ đưa ra vào ngày 7/2. Mục đích là đảm bảo Mỹ “được đối xử công bằng như các nước khác”.
Ông Trump từ lâu đã phàn nàn về việc Liên minh châu Âu (EU) áp thuế 10% với xe hơi nhập khẩu. Trong khi đó, mức này ở Mỹ chỉ là 2,5%. Ông thường xuyên chỉ trích châu Âu "không mua xe Mỹ" nhưng xuất khẩu hàng triệu chiếc vào nước này mỗi năm.
Căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang vài tuần qua, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế 25% với hàng hóa Canada, Mexico và 10% với hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày 3/2, ông thông báo hoãn áp thuế nhập khẩu với Mexico và Canada, sau khi đạt thỏa thuận siết hoạt động buôn lậu và nhập cư với hai nước này. Thuế nhập khẩu của Mỹ với Trung Quốc vẫn có hiệu lực từ ngày 4/2.








-
ETF vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa lo ngại địa chính trị
Trước áp lực địa chính trị và nguy cơ đồng Nhân dân tệ mất giá, các nhà đầu tư Trung Quốc đổ xô vào các quỹ ETF vàng.
-
Quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới sẽ chứng kiến bước ngoặt lớn trong năm nay?
Việc tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế đang góp phần ổn định nhu cầu thép trong lĩnh vực bất động sản và hạ tầng. Bên cạnh đó, quá trình cải cách ngành được đẩy mạnh có thể dẫn tới cắt giảm nguồn cung lớn hơn kỳ vọng, hỗ trợ quá trình phụ...
-
Nhìn lại thị trường thép quý 1/2025: Nội địa khởi sắc
Quý 1/2025, ngành thép Việt tăng tốc ở thị trường nội địa nhưng lại hụt hơi ở xuất khẩu. Lý do nằm ở đâu?