Cụ thể,
theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều
thách thức, trong đó chủ yếu là các vấn đề: lạm phát gia tăng, thâm hụt
thương mại, thâm hụt cán cân thanh toán và tài khoản vãng lai ở mức cao.
Đây đồng thời cũng là những yếu tố cơ bản để một nhà đầu tư nước ngoài
đánh giá mức độ tiếp cận thị trường mới và quyết định mức giải ngân của
họ.
Theo
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nếu đặt Việt Nam vào phép so sánh với một số thị
trường trong khu vực, cụ thể là Trung Quốc và Asean 4 (Thái Lan,
Indonesia, Philipin, Malaysia), trong năm 2011, mức lạm phát của Việt
Nam tăng liên tục. Cụ thể, đầu quý II/2011, trong khi mức lạm phát của
Việt Nam tăng 17.5% thì Trung Quốc là 5.3% và Asean 4 là 4.5%.
Đó
là chưa kể VND đã mất giá so với đồng Baht của Thái Lan và và HKD của
Hồng Kông. Hơn nữa, đối với trái phiếu Chính phủ, trong năm 2006, gần
40% trái phiếu của Chính phủ Việt Nam đã được các tổ chức nước ngoài nắm
giữ (mức cao nhất ở Châu Á). Nay, tình hình trở nên ngược lại. Tiến sĩ
Lê Đăng Doanh viện dẫn, dù tăng trưởng của Việt Nam cao thứ hai khu vực
đạt 7.4% (sau Trung Quốc 11.1%) nhưng chỉ số lạm phát lại cao nhất với
10.2%.
Chính
những yếu tố này đã tác động đến tâm lý của nhà đầu tư (mới lẫn đang
hoạt động tại Việt Nam). Thử nhìn vào dòng vốn đầu tư nước ngoài trên
thị trường chứng khoán, từ đầu năm đến nay đã giảm từ 40% xuống còn 8%,
chứng tỏ nhà đầu tư đã thoái vốn khỏi thị trường Việt Nam khá nhiều và
đây là một thực tế cần được nhìn nhận, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói.
Cũng
liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện
Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, từ nay đến cuối năm và
cả năm 2012, điều khá quan trọng là cái nhìn của nhà đầu tư nước ngoài
đối với thị trường Việt Nam, bởi họ đã bắt đầu nghi ngại về ổn định kinh
tế vĩ mô của Việt Nam, dấu hiệu nới lỏng lãi suất vừa rồi chỉ là đòn
bẩy nhẹ. Lạm phát sẽ vẫn còn là vấn đề được đặc biệt quan tâm (hiện,
tổng lượng cung tiền là trên 8%; trước đây chỉ ở mức 7.5%, dự trữ ngoại
hối một tháng qua giảm…). Song, theo Tiến sĩ Thành, đây là vấn đề của
nội tại Việt Nam, không thể “đổ lỗi” do tác động từ bên ngoài.
Để dần khắc phục những vấn đề trên, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Việt Nam cần có kế hoạch ổn định kinh tế vĩ mô trong hai năm 2012 – 2013 (nằm trong kế hoạch kinh tế 5 năm 2011 – 2015), với những ưu tiên trước mắt là nên điều chỉnh lại một số chỉ tiêu trong kế hoạch 5 năm (thu ngân sách, tốc độ tăng trưởng, đầu tư công…).
Đồng
thời, cần bổ sung và mở rộng Nghị Quyết 11 của Chính phủ, với những cải
cách cơ bản và dài hạn. Song, điều quan trọng để khắc phục lạm phát là
chính sách tiền tệ, về vấn đề này, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng
Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, Việt Nam nên tạo ra chính sách tiền tệ
mang tính dài hạn.