Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 8/2022 (từ 1-15/8), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 30,37 tỷ USD, giảm nhẹ so với nửa cuối tháng trước. Cán cân thương mại trong kỳ thâm hụt 110 triệu USD nhưng lũy kế vẫn duy trì được xuất siêu ở mức 1,39 tỷ USD.

Cụ thể, xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong kỳ đạt 15,13 tỷ USD, giảm gần 7% so với nửa cuối tháng 7. Lũy kế đến ngày 15/8, trị giá xuất khẩu hàng hóa đạt 232,76 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Một số nhóm ngành có kim ngạch xuất khẩu trong kỳ 1 tỷ USD trở lên gồm điện thoại và linh kiện đạt 2,71 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 1,94 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,87 tỷ USD; dệt may đạt 1,8 tỷ USD; giày dép đạt hơn 1 tỷ USD.

Ở chiều ngược lại, nửa đầu tháng 8 kim ngạch nhập khẩu đạt 15,24 tỷ USD, tăng 7,8% so với nửa cuối tháng trước. Lũy kế đến 15/8, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 237,31 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm ngành có kim ngạch nhập khẩu đạt từ 1 tỷ USD trong kỳ như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,5 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 1,97 tỷ USD.

Tính đến ngày 15/8, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 464,12 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa duy trì mức xuất siêu ở mức 1,39 tỷ USD.

Trước đó, trong báo cáo của Tổng cục Hải quan về thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa trong 7 tháng/2022, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 278,74 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2021, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,3%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.

Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 93,96 tỷ USD, tăng 19,3%; châu Âu: 45,37 tỷ USD, tăng 8,7%; châu Đại Dương: 10,77 tỷ USD, tăng 36,3% và châu Phi: 4,76 tỷ USD, giảm 3,2% so với 7 tháng/2021.

Dự báo về hoạt động xuất nhập khẩu từ nay đến cuối năm, Bộ Công Thương cho biết sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là khi các thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU chịu ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái. Từ đó, nhu cầu cho các mặt hàng gia dụng, tiêu dùng sẽ giảm, ảnh hưởng đến các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động ứng phó với các thách thức.

Chủ đề: Kinh tế Việt Nam,
  • Xuất nhập khẩu 7 tháng đạt hơn 430 tỷ USD

    Xuất nhập khẩu 7 tháng đạt hơn 430 tỷ USD

    Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 432,94 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu tăng 16,1%, nhập khẩu tăng 13,6%. Cán cân thương mại ước tính xuất siêu 764 triệu USD, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.

Châu An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.