Ảnh minh hoạ.
Mở đầu bản công bố thông tin, Novaland gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội lời cảm ơn đã hỗ trợ công ty trong thời gian vừa qua.
Về lô trái phiếu NVLH2123007, ngày thanh toán theo kế hoạch là 24/3/2023, số tiền phải thanh toán là 3,73 tỷ đồng. Novaland cho biết, công ty đã thanh toán 746,43 tỷ đồng. Còn lại số tiền chậm thanh toán, công ty hiện đang thương lượng với trái chủ.
Trái phiếu NVLH2123007 được phát hành vào ngày 23/7/2021, đáo hạn vào ngày 23/7/2023. Tổng trị giá phát hành của lô trái phiếu này là 137,6 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo. Lãi suất áp dụng là 11%/năm, kỳ hạn trả lãi 3 tháng 1 lần.
Số tiền thu được từ đợt chào bán trái phiếu được sử dụng để đầu tư và phát triển Dự án Khu đô thị tại xã Long Hưng, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai và đầu tư các dự án khác của Novaland.
Nhà đầu tư mua lô trái phiếu nói trên của Novaland bao gồm 1 nhà đầu tư tổ chức và 21 nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp.
Liên quan đến chậm thanh toán lãi, gốc trái phiếu, trước đó, Novaland cũng công bố thông tin bất thường về việc chậm thanh toán lãi, gốc hai lô Trái phiếu NVLH2224005 và NVLH2123009 với tổng số tiền gần 1.080 tỷ đồng.
Novaland cũng có công văn gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) giải trình việc chưa thanh toán tiền lãi 26,5 tỷ đồng đối với lô NVLH2224005 và chưa thanh toán lãi hơn 53 tỷ đồng kèm gốc 1.000 tỷ với lô NVLH2123009 khi đã đến hạn ngày 13/2.
Ngoài ra, Novaland đã trình bày phương án xin giãn thời hạn thanh toán tiền gốc trái phiếu, hoặc hoán đổi tiền gốc trái phiếu với bất động sản do công ty đang đầu tư và phát triển.
Ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Novaland cũng vừa có thông điệp gửi cổ đông, khách hàng và đối tác. Tại đây, ông Nhơn một lần nữa khẳng định, Novaland đang tập trung hành động cho chiến lược tái cấu trúc toàn diện, đặc biệt là tập trung vào ngành kinh doanh cốt lõi là đầu tư và phát triển bất động sản.
Hiện tại, Novaland đang làm việc với các đơn vị tư vấn, tổ chức tài chính để xây dựng lại cấu trúc tài chính, mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức, đặc biệt chú trọng công tác quản trị rủi ro và tính tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo ông Nhơn, Tập đoàn Novaland cũng như các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản khác, đang nhất thời đối diện với khó khăn tài chính và thanh khoản ngắn hạn. Tuy nhiên, với những nỗ lực Novaland đã làm được trong quý IV/2022 và sự nỗ lực tiếp tục trong năm 2023 cùng với những kế hoạch cụ thể, chiến lược tái cấu trúc thực tiễn với nhiều giải pháp linh hoạt, hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn sẽ sớm hồi phục trong quý III năm nay.
Novaland đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 với ý kiến của tổ chức kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục của Novaland phụ thuộc vào việc công ty có thể thanh toán hoặc tái cấu trúc các khoản nợ vay và trái phiếu sắp đáo hạn, cũng như thực hiện các giải pháp khác tạo ra dòng tiền để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.
Giải trình về việc hoạt động liên tục, Novaland cho biết, tại ngày 31/12/2022, công ty đang có 5.537 tỷ đồng đang bị giới hạn sử dụng bởi ngân hàng cho vay. Novaland đang đàm phán với các ngân hàng để giải phóng số tiền đang bị giới hạn sử dụng không đúng theo hợp đồng tín dụng.
Tính đến ngày ngày 17/4, Novaland đã đạt được thỏa thuận với các ngân hàng về việc giải chấp số tiền 2.498 tỷ đồng. Số tiền còn lại đang trong quá trình thảo luận và Ban Tổng giám đốc cho rằng, Novaland sẽ đạt được thỏa thuận với các ngân hàng còn lại.
Để bổ sung dòng tiền, Novaland đã được cổ đông chấp thuận kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm nay. Theo kế hoạch, công ty sẽ phát hành 1,95 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phiếu. Số tiền thu được từ phát hành mới khoảng 19.500 tỷ đồng sẽ được dùng để tái cơ cấu nợ, thanh toán chi phí lương và đầu tư vào dự án của tập đoàn. Ngoài ra, Novaland có kế hoạch phát hành 975 triệu cổ phiếu thông qua phát hành riêng lẻ với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến thu về 9.750 tỷ đồng.
-
Loạt dự án bất động sản của Novaland, Hưng Thịnh bắt đầu được gỡ vướng
Theo thông tin từ Tập đoàn Hưng Thịnh, sau khi làm việc với Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM vào chiều 21/4, 6 dự án của tập đoàn đã được gỡ vướng pháp lý triệt để. Các dự án còn lại được hướng dẫn giải quyết cụ thể.
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.
-
Cầu cửa ngõ phía Tây TP.HCM chính thức thông xe
Ngày 21/1, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban Giao thông) tổ chức lễ thông xe cầu Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân, TP.HCM). Đây là cây cầu quan trọng, kết nối giao thông ở QL1A vào trung tâm TP....
-
Hôm nay (21/1), tuyến metro hơn 43.700 tỷ đồng sẽ chính thức thu phí
Sau 1 tháng chạy thử nghiệm và miễn phí, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức thu phí từ ngày 21/1. Việc thu phí được kỳ vọng sẽ giúp tuyến metro duy trì hoạt động bền vững và đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư, bảo trì....