Ngày 26/3, Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế cho Quyết định 24/2017/QĐ-TTg được ban hành từ năm 2017.
Theo đó, hàng năm, sau khi kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả khâu và việc phân bổ các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
Cơ chế điều chỉnh giá điện mới vừa được ban hành với nhiều thay đổi, áp dụng 3 tháng/lần và có tăng có giảm
Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.
Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.
Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.
Về thẩm quyền điều chỉnh, khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá hiện hành, EVN có trách nhiệm giảm tương ứng. Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5%, EVN sẽ được điều chỉnh.
Với mức tăng từ 5% đến dưới 10%, EVN được phép điều chỉnh tăng tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.
Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan.
Trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến.
Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nếu giá bán điện bình quân tính toán nằm ngoài khung giá, chỉ được xem xét điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định. Tập đoàn EVN được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân trong phạm vi khung giá theo cơ chế.
-
Giá điện tăng 4,5%, người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền mỗi tháng?
Theo tính toán của EVN, với giá bán điện điều chỉnh áp dụng từ ngày 9/11, các khách hàng sử dụng điện ở 6 bậc khác nhau sẽ trả thêm từ 3.900 đồng đến 55.600 đồng/tháng.
-
“Giá điện cao chưa chết, nhưng mất điện là chết”
Đây là chia sẻ của PGS.TS Trần Đình Thiên tại Tọa đàm "Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp", do Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức ngày 31/10.
-
Làm tuyến cáp ngầm vượt biển 5.000 tỷ, dài hơn 77km đưa điện ra Côn Đảo
Tuyến cáp ngầm 5.000 tỷ đồng vượt biển cấp điện cho Côn Đảo sẽ được khởi công trong tháng 12/2024, dự kiến đóng điện vào quý 4 năm sau.
-
Sắp xóa bù chéo giữa giá điện sinh hoạt và sản xuất
Bộ Công Thương sẽ xây dựng, trình Thủ tướng lộ trình cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, trong đó có giá hai thành phần, để tiến tới xóa bù chéo giữa các nhóm khách hàng.
-
Quy định mới về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh có hiệu lực từ ngày 25/11
Thông tư này quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh bao gồm các quy định như đăng ký tham gia thị trường điện; lập kế hoạch vận hành thị trường điện; cơ chế chào giá; xác định giá thị trường và trách nhiệm của các đơn vị tham gia th...