Hình minh họa
TP.HCM: Gỡ khó cấp phép xây dựng
UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc cấp giấy phép xây dựng cho các dự án trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, đối với các trường hợp khu đất nhỏ, lẻ đã được các cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin kiến trúc - quy hoạch, cấp giấy phép quy hoạch có nội dung khác với đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được duyệt hoặc chưa cập nhật thông tin quy hoạch vào đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được duyệt.
Xử lý xây dựng trái phép, “trên nóng dưới lạnh”
Mặc dù đã có nhiều hội nghị nhằm lập lại trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM, nhưng tại một số quận, huyện vùng ven, công trình sai phép vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Những công trình vi phạm thường tập trung ở các phường như: Linh Xuân, Linh Trung, Linh Đông, Tam Phú, Bình Chiểu, Trường Thọ, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh… Bởi tại đây có vị trí ở khu vực giáp ranh hoặc có nhiều khu công nghiệp, gần các trục đường chính, quỹ đất còn nhiều, nhiều dự án chưa được triển khai thực hiện, nên hành vi vi phạm về xây dựng không phép diễn ra rất phức tạp.
Có nên đầu tư nhà trọ cho thuê?
Kinh doanh nhà trọ, hay xây phòng trọ cho thuê là một hình thức kinh doanh mang lại tiềm năng phát triển, ổn định nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hiện tại có rất nhiều hộ gia đình tự xây phòng trọ cho thuê, hoặc theo hình thức môi giới, cho thuê lại.
Mô hình xây nhà trọ chia thành nhiều phòng nhỏ để cho thuê là dạng phổ biến hơn. Mỗi phòng thường có diện tích 15-20m2, trong đó thường có nhà vệ sinh khép kín. Một phòng trọ như vậy thường dành cho từ 1 đến 2-3 người ở.
Nở rộ tình trạng xây nhà trên đất công
Theo ghi nhận của phóng viên, thôn Phủ Lạc, thôn Đoàn Viên, thôn Trung (xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội), hiện có hàng chục hộ dân xây nhà trên khu vực đất công nằm sát đê sông Đáy. Đáng chú ý, các hộ dân đều xây nhà kiên cố 5-6 tầng. Việc xây dựng gần như không gặp bất kỳ sự cản trở nào của chính quyền địa phương.
“Vài năm trở lại đây, chúng tôi rất bức xúc về tình trạng nhiều gia đình lấn chiếm đất đai để xây dựng nhà xưởng, nhà ở và các công trình kiên cố trên đất công. Mặc dù sự việc diễn ra trong một thời gian dài, ngay giữa “thanh thiên bạch nhật” nhưng dường như chính quyền địa phương “bó tay” trước tình trạng này.
Đà Nẵng ra quyết định cưỡng chế sai phạm của Mường Thanh
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng vừa ký Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với chủ đầu tư công trình Tổ hợp Khách sạn Mường Thanh và căn hộ cao cấp Sơn Trà.
Công trình nói trên tọa lạc tại phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng do Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư. Đà Nẵng cho phép chủ đầu tư công trình giữ lại hệ thống khung cột, dầm chịu lực, 2 lõi thang máy để đảm bảo cho các sàn, còn lại phải tháo dỡ các phần sai phạm gồm một phòng lớn tại tầng 25; 8 phòng ở tầng 35; 26 phòng ở tầng 41; 23 phòng ở tầng 42; hai tầng xây thêm ở trên nóc toà nhà với diện tích hơn 562m2.
Không có dự án nào được công nhận chủ đầu tư trong 9 tháng đầu năm 2019
Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), trong 9 tháng đầu năm 2019, tại TP HCM không có dự án nào được công nhận chủ đầu tư. Bên cạnh đó, một thông tin bất ngờ khác là cũng trong khoảng thời gian này chỉ có 01 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm khoảng 83% và chỉ có 12 dự án được chấp thuận đầu tư, giảm 72%.
Thống kê của HoREA còn cho thấy chỉ có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn, với 19.662 căn nhà, giảm 58,44% về số lượng dự án và giảm 30,56% về số lượng căn nhà so với năm 2018. Đặc biệt, có một dự án khu đô thị tại quận 9 với hơn 10 nghìn căn hộ, chiếm tỷ trọng áp đảo trên thị trường đã cứu vợt phần nào sự ảm đạm của thị trường thời gian qua.