Chúng ta thấy bất cập mà không sửa thì rất dở - Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng hồi âm ý kiến đại biểu về dự thảo luật Quản lý nợ công (sửa đổi), sáng 16/6 tại Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình ý kiến đại biểu.
Bất cập được Bộ trưởng đề cập chính là nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nợ công - vấn đề được nhiều đại biểu tranh luận.
Tại dự thảo luật, Chính phủ vẫn đề nghị giữ nguyên ba đầu mối như hiện hành: Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về vốn đối ứng, cân đối trả nợ, đàm phán vay với các đối tác song phương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư đàm phán vay vốn ODA và phân bổ vốn; Ngân hàng Nhà nước đàm phán các khoản vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Nói về đại diện của Việt Nam tại Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã 40 năm nay là Ngân hàng Nhà nước - như đại biểu Nguyễn Mạnh Cường đã phát biểu trước đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng chia sẻ: Kinh nghiệm quốc tế, tại WB có 185 thành viên, trong đó có 118 nước Bộ trưởng Bộ Tài chính nắm vai trò thống đốc; 6 nước Thống đốc Ngân hàng Trung ương nắm vai trò này, trong đó có Việt Nam và Lào; 61 nước do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, thương mại và các bộ khác.
Tại ADB có 67 thành viên, trong đó 48 Bộ trưởng Bộ Tài chính đóng vai trò thống đốc; 5 nước do Thống đốc Ngân hàng Trung ương đóng vai trò thống đốc - trong đó có Việt Nam và 13 nước là do cơ quan khác đại diện.
“Đang hội nhập chúng ta phải tính toán, một mình một kiểu, rồi cũng đến lúc phải thay đổi thôi, vấn đề là chọn thay đổi vào thời điểm nào, lúc nào thì chúng ta cũng phải dũng cảm”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu quan điểm.
Ông Đinh Tiến Dũng cũng nêu một bức xúc khiến Việt Nam “mất quyền lợi” là đàm phán các hiệp định khung về ODA (hiện giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
“Quan điểm của tôi, hiệp định khung như cam kết chính trị giữa các tổ chức hoặc các quốc gia với nhau. Đây chúng ta đưa cả các điều kiện vay vào, cả thời hạn, lãi suất, kể cả ưu đãi thuế má. Sau đó, Bộ Tài chính đi thương thảo hiệp định chính thức, không tài nào thương thảo khác được”, Bộ trưởng nói.
Khi đã có cam kết chính trị - theo Bộ trưởng - thì người vay và người cho vay phải bình đẳng với nhau về quyền lợi, trách nhiệm. Có khoản họ cam kết cho vay, nhưng khi thương thảo không đạt điều kiện của Việt Nam, chúng ta cũng không vay nữa?
Ví dụ lãi suất quá cao, ví dụ đưa ra điều kiện chỉ định thầu... thì chúng ta không vay nữa chứ làm gì chúng ta phải theo điều kiện ngay từ đầu như thế. Ví dụ, một năm Nhật Bản cho ta vay theo hiệp định khung là 1 tỷ USD, thương thảo cụ thể mới biết cho từng dự án điều kiện thế nào, đây ta đưa hết vào hiệp định khung, ký xong là đến đoạn đi vào từng dự án, từng chương trình cụ thể thì không thể nào thương thảo được, nên mất quyền lợi thôi. Chưa kể sau đó còn sử dụng không hiệu quả...”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ bất cập.
“Hiện kể cả vay ODA và vay trái phiếu Chính phủ đều là bội chi ngân sách hết - Theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015 có hiệu lực từ 1/1/2017. Chúng ta phân định nguồn vốn để thương thảo, đi vay, nhưng trong quản lý, đúng ra phải là quản lý như Ngân sách Nhà nước trong sử dụng, trong chi tiêu. Chúng ta có rất nhiều cơ chế quản lý khác nhau, từ đầu vào, đi vay đến đầu ra - sử dụng, chưa nói chức năng - nhiệm vụ (chia 3 bộ quản lý như hiện nay - PV), chúng tôi cho là quá bất cập, rất nhiều rủi ro, nên khả năng kém hiệu quả rất lớn. Cụ thể nữa là khi xảy ra vấn đề gì thì rất khó quy trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm các bộ, ngành”.
“Hiện nay, các đồng chí nói không vấn đề gì, hiện đang làm tốt. Tốt tại sao chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hôm qua lại xoay quanh vấn đề đầu tư công, quanh vấn đề về nguồn vốn thế nào. Chúng tôi rất trăn trở” - ông Dũng nói tiếp.
Bộ trưởng cũng nhắc lại quan điểm của Bộ Tài chính khi trình Chính phủ là một đầu mối. Nhưng Chính phủ thống nhất ba đầu mối thì Bộ chấp hành Chính phủ. Về bất cập chúng tôi cũng đã báo cáo, thông lệ quốc tế cũng đã báo cáo. Có thể chúng ta không làm được ngay, cần có lộ trình để không ảnh hưởng, tác động lớn đến quản lý nợ cộng. Nhưng nếu làm được ngay cũng là tốt. Thấy bất cập mà không sửa cũng là dở. Là rất dở!” - Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Về vấn đề giao cho Bộ nào làm đầu mối, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết: “Chúng tôi không nói là giao Bộ Tài chính mà về đâu cũng được, có thể là Bộ Kế hoạch về Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, thậm chí Văn phòng Chính phủ cũng được, nhưng kinh nghiệm tổng kết các nước phần lớn là giao Bộ Tài chính. Nói ra thì rất khó, nhưng vì chúng ta tranh luận thì tôi cũng nói cho rõ. Từ nhận thức, có chủ trương rồi thì phải hành động”.
Nguyễn Lê (VnEconomy)
VIP
MẶT TIỀN KINH DOANH SẦM UẤT TRƯỜNG CHINH- CHỢ LẠC QUANG - QUẬN 12- DT 47M- 4TẦNG
10 tỷ 500 triệu- 47m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0931481***
VIP
NHÀ MẶT TIỀN KHU BIỆT THỰ VEN SÔNG HIỆP BÌNH CHÁNH TĐ - 4 TẦNG NGANG 7M - SHR
19 tỷ - 123m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
VIP
Bán Khách sạn mini siêu chất tại Sun Urban City Hà Nam 1xtỷ 112m2 MT 8m sẵn sổ
10 tỷ 500 triệu- 112m2
Phủ Lý, Hà Nam
Hôm nay
0943274***
VIP
The Ocean Villas - Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao mặt biển Đà Nẵng giá 31 tỷ
31 tỷ - 616m2
Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0943133***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
BÁN CĂN HỘ VEN SÔNG LIỀN KỀ ĐH RMIT - GIÁ CHỈ TỪ 52 Triệu/m2 - LH 0902413541
4 tỷ 500 triệu- 80m2
Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0902413***
VIP
BÁN GẤP CĂN NHÀ MT SIÊU ĐẸP P12 TÂN BÌNH HCM, GIÁ RẺ 59 TỶ 0903957804-0902499349
59 tỷ - 198m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0902564***
VIP
KHU BIỆT THỰ ĐẲNG CẤP THỨ TRƯỞNG PHỐ ĐỐC NGỮ- BA ĐÌNH- NHÀ LÔ GÓC 3 THOÁNG
38 tỷ - 116m2
Ba Đình, Hà Nội
Hôm nay
0979531***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.