Theo đại diện của Nippon Steel cho biết, họ đã trả 419 triệu USD để mua gần một nửa G Steel và G J Steel từ một quỹ do Ares SSG quản lý, và 1,957 tỷ baht (58,45 triệu USD) cho cuộc đấu thầu. Theo đó, Nippon Steel hiện nắm giữ 60,23% cổ phần trong G Steel và 57,60% cổ phần của nhà máy thép G J Steel.
Nippon Steel mua 2 nhà máy sản xuất thép Thái Lan với giá 477 triệu USD
Việc mua lại 2 nhà sản xuất thép Thái Lan là G Steel PCL và G J Steel PCL là một trong những động thái của Nippon Steel để tìm cách cắt giảm sự phụ thuộc vào các lò cao sử dụng than luyện cốc và thải ra khí cacbonic.
Được biết, cả G Steel và GJ Steel đều sử dụng lò điện thải ra ít carbon dioxide hơn so với loại lò cao mà Nippon Steel vẫn sử dụng. Lò điện nung chảy phế liệu sắt bằng sức nóng của điện năng để tạo ra các sản phẩm thép.
Thỏa thuận mua lại 2 nhà máy sản xuất thép của Thái Lan được kỳ vọng sẽ giúp Nippon Steel tăng cường hoạt động kinh doanh ở Đông Nam Á và giúp giảm lượng khí thải carbon. Động thái này cũng sẽ giúp Nippon Steel đẩy nhanh việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường các nước châu Á khác.
Theo Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel), nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, China Baowu Steel, đã sản xuất 115 triệu tấn vào năm 2020. Nippon Steel đứng thứ năm với sản lượng 41 triệu tấn.
Tại thị trường Việt Nam, sau khi trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á vào đầu năm nay, Tập đoàn Hòa Phát đã đặt mục tiêu củng cố vị thế của mình với việc khởi công lò cao 85 nghìn tỷ đồng (3,7 tỷ USD) vào đầu năm 2022.
Hòa Phát sẽ bổ sung thêm 5,6 triệu tấn công suất hàng năm với lò cao mới - khoảng 4,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong xây dựng và nhiều ứng dụng khác, và khoảng 1 triệu tấn thép thanh và dây que tính. Nhìn chung, công ty dự kiến sẽ mở rộng công suất thép thô hàng năm 70% vào năm 2024 lên khoảng 14 triệu tấn.
-
Thái Lan khởi xướng rà soát cuối kỳ với 2 sản phẩm thép của Việt Nam
Bộ Ngoại thương Thái Lan (DFT) mới đây đã có thông báo khởi xướng điều tra rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá với sản thép mạ hợp kim nhôm kẽm và thép phủ màu có xuất xứ từ Việt Nam.
-
Công ty thép có cổ phiếu tăng trần 11 phiên: Kinh doanh thua lỗ, gặp khó với bài toán di dời nhà máy ra khỏi KCN lâu đời nhất Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến đấu giá công khai 65% vốn sở hữu tại Thép Vicasa với giá thấp nhất 24.158 đồng/cổ phiếu.
-
Hòa Phát giữa áp lực thép giá rẻ Trung Quốc và kỳ vọng đột phá từ “cú đấm thép” 85.000 tỷ đồng
Giá thép suy yếu dưới tác động thị trường Trung Quốc cùng nguy cơ thuế nhập khẩu từ Mỹ tạo nên sức ép lớn cho Hòa Phát. Nhưng giữa vòng xoáy cạnh tranh toàn cầu, đà tăng trưởng từ nhu cầu thép trong nước và dự án Dung Quất 2 được kỳ vọng sẽ giúp doan...
-
Kỳ vọng gì với "game" thoái vốn Nhà nước tại Công ty thép 57 năm tuổi có trụ sở ở Đồng Nai?
Mặc dù tăng hơn 105% chỉ sau hai tuần, thị giá hiện tại của cổ phiếu Thép Vicasa vẫn thấp hơn 27% so với mức giá thoái vốn dự kiến.