Nikkei đã tổng hợp các dự báo của Quỹ Tiền tệ thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực của từng quốc gia, đặt số liệu năm 2019 làm mức cơ sở là 100 điểm. Theo đó, Việt Nam, Indonesia và Malaysia đều đạt trên 100 điểm trong năm 2021. Trong khi đó, Singapore, Philippines và Thái Lan dự kiến sẽ không vượt qua mốc 100 cho đến năm 2022.
Việt Nam được dự báo sẽ dẫn đầu kinh tế Đông Nam Á về chỉ số tăng trưởng dự báo ở ngưỡng 108,4 điểm. S&P Global dự đoán nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 10,9% theo giá trị thực vào năm 2021, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Á - Thái Bình Dương, sau khi tăng 2,91% trong năm nay.
Yuta Tsukada tại Viện Nghiên cứu Nhật Bản cho biết: “Nhiều công ty toàn cầu đang đổ xô vào Việt Nam. Đây là một lợi thế cho hoạt động xuất khẩu của nước này. Với chi phí sản xuất thấp trong nước, có thể nhận thấy ngày càng nhiều công ty chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam, đặc biệt nếu cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung vẫn còn tiếp tục”.
Bên cạnh đó, Nikkei cũng đặt ra những lo ngại diễn biến tình hình Covid-19 trong năm tới cũng như các chính sách của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Nikkei cũng lo ngại cho Việt Nam khi mới đây Bộ Tài chính Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ. Việt Nam có thể bị giáng một đòn mạnh nếu buộc phải định giá lại đồng tiền của mình.
Nikkei được biết đến là một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất Nhật Bản. Đây là một tờ báo chuyên trong các lĩnh vực về tài chính, kinh doanh và công nghiệp.
-
Năm 2020: Kinh tế thế giới tê liệt vì đại dịch, điểm sáng nơi cuối đường hầm
CafeLand - Covid-19 xuất hiện như một “sát thủ vô hình” làm tê liệt toàn bộ nền kinh tế thế giới năm 2020. Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực từ Vaccine Covid những tháng cuối năm đã gieo thêm hi vọng về sự phục hồi sớm của nền kinh tế vào đầu năm sau.
-
Kinh tế-xã hội tháng đầu năm tiếp tục phục hồi mạnh mẽ
Báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 diễn ra sáng 5/2, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết tình hình KTXH tháng đầu năm tiếp tục phục hồi mạnh mẽ; người dân đón Tết trong không khi thanh bình, vui tươi, đầm ấm...
-
Thủ tướng: Chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay
Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng như việc chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới, tình hình thế giới diễn biến khó lường, việc gi...
-
Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024. Năm 2025, Chính phủ không chỉ tập trung vào cải cách môi trường kinh doanh mà còn đẩy mạnh phát triển kinh tế số và công nghiệp chế biến chế tạo, đ...