Vạn Thịnh Phát mua lại Thuận Kiều Plaza
Đây được xem như sự kiện “nóng” nhất trên các mặt báo về lĩnh vực bất động sản tại TP.HCM vào những ngày cuối tháng 10/2015. Thuận Kiều Plaza, dự án nằm ở vị trí đắc địa với tổng vốn đầu tư lên đến 50 triệu USD nhưng phải chịu cảnh hoang vắng suốt 20 năm trời. Thế nên, khi có thông tin dự án này được một chủ đầu tư mới mua lại với giá trên 600 tỷ đã khiến không ít người tò mò. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Ai là người mua lại Thuận Kiều Plaza? Chủ đầu tư mới sẽ làm gì, giữ nguyên hay đập bỏ xây mới lại dự án?.
Phải sau rất nhiều tranh cãi, đồn đoán thì chủ nhân mới của Thuận Kiều Plaza đã xuất hiện, đó là Công ty CP đầu tư An Đông, một thành viên thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Hiện tại, câu hỏi chủ đầu tư mới sẽ làm gì với Thuận Kiều Plaza vẫn đang là một “bí ẩn”. Được xây dựng vào năm 1994, Thuận Kiều Plaza do Công ty TNHH MTV Xây dựng thương mại Sài Gòn 5 (trực thuộc Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH MTV) và Kings Harmony Int MTV của HongKong liên doanh đầu tư. Dự án, được xây dựng trên khu đất gần 10.000m2, với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 55 triệu USD. Năm 1998, dự án hoàn thành gồm 3 tháp, mỗi tháp có 33 tầng, trong đó có khu trung tâm thương mại, 648 căn hộ và các công trình tiện ích khác như khu giải trí, nhà xe, hồ bơi … Tuy nhiên, hơn 20 năm dự án này luôn trong tình trạng vắng lặng. Nguyên nhân, được đưa ra là dự án này bị dính nhiều lời đồn đoán gắn liền với những câu chyện ma mị, bùa chú. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Thuận Kiều Plaza “chết” là do lỗi phong thủy khi xây dựng. Có ý kiến cho rằng, nếu nhìn từ xa thì Thuận Kiều Plaza không khác gì bát hương với 3 cây nhang cắm thẳng lên trời, một điều đại kỵ với văn hóa của người phương đông. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác như thiết kế bên trong căn hộ không phù hợp, trần nhà quá thấp…
Biệt thự cổ 35 triệu USD
Ai là chủ nhân mới của căn biệt thự cổ trị giá 35 triệu USD?. Đó là câu hỏi thu hút rất nhiều sự quan tâm, tò mò suốt một thời gian dài trong năm qua. Căn biệt thự này được xây dựng trên khu đất 2.819,5 m2, nằm góc giao lộ Võ Văn Tần – Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Diệu, quận 3. Căn nhà được xây dựng theo kiến trúc Pháp cổ là nhà cấp 2, 3 gồm 2 tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng là hơn 2.000 m2. Khi thị trường bất động sản sôi động, căn nhà trên đã được ra bán với giá 47 triệu USD.
Nhiều thông tin liên tiếp xuất hiện, đồn đoán về chủ nhân mới của căn biệt thự cổ đó là một tập đoàn nước ngoài, một nữ đại gia 8X, thậm chí có thông tin cho rằng chủ nhân ngôi biệt thự này là ông hoàng nhạc Việt Đàm Vĩnh Hưng… Thế nhưng, tất cả chỉ là đồn đoán.
Phải đến những ngày đầu tháng 11/2015, trên nhiều trang báo đã đồng loạt thông tin phát hiện ra chủ nhân đích thực của căn biệt thự này. Theo đó, căn biệt thự này đã được bán lại cho Công ty CP MINERVA (trụ sở tại Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM). Tổng giá trị mua bán, chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, cùng với toàn bộ trang thiết bị nội thất hiện có đi kèm với nhà ở là 700 tỷ đồng. Trong đó, giá trị khu đất là 694 tỉ đồng và giá căn nhà là 6 tỉ đồng.
Bình Quới – Thanh Đa về tay Bitexco
Hơn 20 năm sống trong cảnh quy hoạch treo, hàng ngàn hộ dân sinh sống tại vùng dự án khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa (phường 28, quận Bình Thạnh) đang đứng trước cơ hội được “giải thoát” khi dự án này chính thức có chủ đầu tư mới. Theo đó, UBND TP.HCM đã duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa với tổng mức đầu tư khái toán là 29.922 tỷ đồng. Chủ đầu tư mới sẽ là tập đoàn Bitexco, đơn vị đã được thành phố giao thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 của dự án.
Mới đây, Bitexco đã “bắt tay” với Emaar Properties PJSC, một nhà đầu tư đến từ Dubai để thực hiện dự án Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa. Theo đó, tổng diện tích dự án khoảng 427 ha gồm toàn bộ phường 28, quận Bình Thạnh.
Thông tin này được xem là tín hiệu vui đối với hàng ngàn hộ dân sống trong vùng dự án. Suốt hơn 20 năm dự án bị treo , không ai hiểu hết những khó khăn mà người dân nơi đây phải chịu. Bán đảo Thanh Đa nằm ngay giữa trung tâm TP.HCM sôi động, từ năm 1992 nơi đây đã được thành phố quy hoạch để xây dựng khu đô thị sinh thái du lịch. Người dân kỳ vọng sẽ có thêm một đô thị phát triển, là địa điểm nghỉ ngơi, du lịch sinh thái của người dân thành phố. Thế nhưng, hơn 20 năm qua giấc mơ đó vẫn còn dang dở, nơi đây được ví như một vùng nông thôn giữa lòng thành phố.
-
Phú Mỹ Hưng thanh toán hơn 620 tỷ đồng gốc, lãi trái phiếu trong nửa đầu năm 2024
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng (Phú Mỹ Hưng) vừa công bố tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho kỳ báo cáo 6 tháng đầu năm 2024.
-
Thực hư việc “thuyền trưởng” doanh nghiệp bất động sản top đầu tại TP.HCM rời ghế Chủ tịch
Novaland khẳng định việc ông Bùi Thành Nhơn vừa có đơn xin thôi chức vụ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland là thông tin bịa đặt, hoàn toàn sai sự thật.
-
TP.HCM ủy quyền cho quận, huyện cải tạo, xây dựng chung cư cũ đến năm 2027
UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định số 123/QĐ-UBND, ủy quyền cho UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn, với thời hạn đến hết ngày 31/12/2027....