“Ngôi nhà đinh” nằm trên đường Ballard (Seattle, Mỹ) được xây từ năm 1900, đến nay đã 120 năm tuổi. Năm 2007, nhà đầu tư giải tỏa khu vực để xây trung tâm thương mại, việc đền bù đất và tái định cư diễn ra suôn sẻ, duy chỉ có căn nhà của bà Edith Macefield, 86 tuổi là không chịu di dời kể cả khi được đền bù 1 triệu USD. Chủ đầu tư chỉ còn cách xây tòa nhà thành hình chữ U bao quanh ngôi nhà.
Mặc cho các nhà đầu tư hết lời khuyên giải và đưa ra giá rất cao để mua lại mảnh đất xây trung tâm thương mại, nhưng ông chủ của căn nhà ở Washington, Mỹ này lại thì chỉ muốn được mở một cửa hàng pizza ngay trên mảnh đất của mình. Căn nhà nằm lọt thỏm giữa các tòa nhà cao tầng san sát.
Ngôi nhà nhỏ có diện tích 40m2, nằm giữa đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc này thuộc sở hữu của cô Liang. Cô đã không đồng ý chuyển đi vì không thỏa thuận được với chính phủ ngôi nhà thay thế ở một vị trí lý tưởng. Vì thế, cô từ chối bán ngôi nhà trong một thập kỷ qua và không nhận bất kỳ khoản tiền bồi thường nào cho việc phá dỡ nó.
Cây cầu nhìn từ trên cao bị "xẻ đôi" vì có ngôi nhà ở giữa. Ảnh: Weibo.
Một ngôi nhà “cứng đầu” khác cũng nằm ngay trên đường cao tốc ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
“Ngôi nhà đinh” cũ kỹ kẹp giữa hai khu phức hợp 20 tầng ở quận La Hồ, thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc.
“Ngôi nhà đinh” trông giống như một ốc đảo bao quanh với hàng loạt công trình xây dựng ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Chủ nhà đã treo biểu ngữ để phản đối bán đất cho chủ đầu tư. Cuối cùng, sau nhiều tháng cố thủ, người chủ đành phải chấp nhận rời đi sau khi chủ đầu tư điều hàng chục máy ủi tới.
Ngôi nhà nằm trơ trọi giữa khu biệt thự sang trọng ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Ngôi nhà cuối cùng còn sót lại của một khu phố cổ giữa mảnh đất được giải tỏa để làm bãi đậu xe phục vụ Hội chợ Thế giới Thượng Hải 2010.
“Ngôi nhà đinh” lọt thỏm, không thể phá bỏ giữa công trường xây dựng ở Trùng Khánh, Trung Quốc vì chủ nhà không chấp nhận mức bồi thường của chủ đầu tư.
Trong khi hàng trăm hộ dân đã di dời đi nơi khác thì gia đình nông dân này vẫn quyết bám trụ lại, sinh sống và canh tác trên mảnh đất kẹp giữa 3 làn đường cao tốc vì không chấp nhận khoản đền bù của chính phủ.
-
Đối phó với vấn nạn "nhà đinh", Thâm Quyến (TQ) tiết lộ cách xử lý cao tay: Hàng triệu người lo lắng
Cụm từ "ngôi nhà đinh" (nail house) được sử dụng để chỉ những ngôi nhà, tòa nhà không chịu giải tỏa ở Trung Quốc.