Tiêu thụ thép Hòa Phát lập đỉnh trong tháng 9
Theo thông tin mới nhất từ Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG), tháng 9 vừa qua, doanh nghiệp này đã sản xuất 635.000 tấn thép thô, giảm 7% so với tháng 8. Trong khi đó, bán hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), phôi thép đạt 596.000 tấn, tăng 7% so với tháng trước. Đây cũng là sản lượng bán hàng cao nhất của nhà sản xuất này trong vòng một năm trở lại đây.
Đáng chú ý, bán hàng thép xây dựng Hòa Phát trong giai đoạn này đạt 352.000 tấn, tăng 15% so với tháng trước và là mức tiêu thụ cao nhất kể từ đầu năm 2023.
Tiêu thụ thép xây dựng Hòa Phát lập đỉnh trong tháng 9/2023. Nguồn HPG
Phía Hòa Phát cho biết, nhu cầu thị trường với các mặt hàng thép nói chung vẫn yếu, chưa được cải thiện nhiều. Tuy vậy, thép xây dựng đạt mức cao trong tháng vừa qua một phần nhờ các dự án giao thông như cao tốc Bắc - Nam, các dự án sân bay mới được triển khai, đẩy nhanh tiến độ. Ngoài ra, lượng thép xây dựng, thép chất lượng cao xuất khẩu ghi nhận 90.000 tấn.
Tương tự, bán hàng thép cuộn cán nóng đạt 234.000 tấn, xấp xỉ mức bán hàng tháng trước đó. Về thị trường tiêu thụ, Hòa Phát phát triển cả nội địa và xuất khẩu nhằm đa dạng hóa kênh tiêu thụ. Các sản phẩm hạ nguồn HRC gồm ống thép và tôn mạ đạt lần lượt hơn 48.000 tấn và 20.000 tấn trong tháng vừa qua, tương ứng tăng 20% và 75% so với tháng 8.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp đầu ngành thép này đã sản xuất 4,8 triệu tấn thép thô, giảm 21% so với cùng kỳ. Trong khi đó, sản lượng bán hàng thép các loại (chưa bao gồm sản phẩm ống thép, tôn mạ) đạt 4,6 triệu tấn, giảm 19% so với cùng kỳ 2022.
Sau 9 tháng, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường 2,57 triệu tấn thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao phục vụ cơ khí chế tạo (rút dây, làm đinh ốc vít, tanh lốp ô tô, thép dự ứng lực…), giảm 25%. Trong đó, thị trường xuất khẩu đóng góp gần 490.000 tấn.
Bên cạnh đó, nhà sản xuất này còn cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước gần 2 triệu tấn thép HRC, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Ống thép đạt sản lượng 488.000 tấn và tôn mạ các loại đạt 240.000 tấn, lần lượt giảm 14% và 3% so với sản lượng bán hàng 9 tháng đầu năm 2022.
Hiện tại, Hòa Phát đang có tổng cộng 7 lò cao luyện thép, gồm 4 lò ở Dung Quất và 3 lò ở Hải Dương với công suất sản xuất thép thô đạt 8,5 triệu tấn/năm, dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép của cả nước.
Thị trường thép cuối năm diễn biến ra sao?
Đánh giá về triển vọng thị trường cuối năm 2023, Tổng Giám đốc Hòa Phát Nguyễn Việt Thắng nhận định ngành thép có thể đã tạo đáy vào quý 4/2022 và quý 1/2023, nhưng giá thép vẫn giảm. Đây không chỉ là do cung cầu mà còn vì giá nguyên vật liệu dầu vào giảm mạnh.
Số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, giá nguyên liệu sản xuất thép như quặng sắt, than mỡ… tính đến cuối quý 3 giảm mạnh từ 14 - 34% so với hồi đầu năm. Trong đó, giá than mỡ nhập khẩu từ Australia có mức giảm tới 34%, xuống còn 244 USD/tấn.
9 tháng đầu năm 2023, sản lượng bán hàng thép các loại của Hòa Phát đạt 4,6 triệu tấn
Lãnh đạo Hòa Phát nhận định chưa thể kỳ vọng một "cú bật" của ngành thép trong những tháng còn lại năm 2023 bởi thị trường vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc rõ ràng. Tuy nhiên, kịch bản về một sự phục hồi nhẹ là điều khả thi nhờ việc triển Chính phủ đang triển khai mạnh mẽ các dự án đầu tư công.
“Giai đoạn quý 4/2023, tiêu thụ thép sẽ tốt lên nhưng không nhiều do nền kinh tế vẫn tương đối xấu. Để có sự thay đổi đột biến, ngành phải chờ khi nào nền kinh tế phục hồi mạnh, bất động sản và chế biến chế tạo đi lên”, ông Thắng cho biết.
Trong báo cập nhật mới đây, Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho biết nhu cầu tiêu thụ thép năm 2023 chịu ảnh hưởng do thị trường bất động sản gặp khó khăn, trong đó thép xây dựng là mặt hàng có mức giảm mạnh nhất.
Đơn vị này cho rằng thị trường thép sẽ tiếp tục khó khăn trong nửa cuối năm 2023 và có thể phục hồi mạnh vào năm 2024.
Nửa cuối năm 2023, doanh thu và biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thép có cải thiện nhờ các yếu tố như nhu cầu của thị trường nước, giá nguyên vật liệu giảm mạnh và các doanh nghiệp đã hạ thấp số ngày tồn kho bình quân nhằm giảm thiểu rủi ro do biến động giá nguyên vật liệu.
Đối với mảng thép xây dựng, MBS cho biết thị trường bất động sản đang có những tín hiệu hồi phục vào cuối quý 4/2023 khi các dự án nhà ở tại các đô thị loại 1 (Hà Nội, TP.HCM) đã bắt đầu nhận đặt cọc của khách hàng, điều đó sẽ đẩy mạnh quá trình xây dựng từ cuối năm 2023 và tăng nhu cầu nguyên vật liệu, bao gồm thép xây dựng.
-
Hòa Phát thông báo giảm giá bán thép cuộn cán nóng tại thị trường nội địa trong đầu tháng 11/2023
Trong bối cảnh nhu cầu suy yếu và phải cạnh tranh với thép giá rẻ Trung Quốc, Thép Hòa Phát Dung Quất đã điều chỉnh giảm 240.000 đồng/tấn với mặt hàng thép cuộn cán nóng (HRC) tại thị trường nội địa.
-
Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 công suất 5,6 triệu tấn/năm đã đạt tiến độ khoảng 35% kế hoạch, dự kiến sẽ đi vào sản xuất từ quý 1/2025.
-
Kiến nghị làm thêm đường băng thứ 2 ở Sân bay Long Thành với kinh phí 3.455 tỷ
Sáng 2/11, đoàn công tác Ủy ban Kinh tế Quốc hội làm việc với tỉnh Đồng Nai và Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) khảo sát vị trí đường sắt tốc độ cao trong khu vực sân bay Long Thành.
-
Liên danh ACC trúng gói thầu gần 6.300 tỷ đồng sân bay Long Thành
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa công bố nhà thầu trúng gói 4.7 về xây dựng và lắp đặt thiết bị sân đỗ tàu bay nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1.
-
Liên danh Hàn Quốc trúng thầu gói tư vấn quản lý sân bay Long Thành
Liên danh Incheon Airport được ACV chọn là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý khai thác cảng hàng không quốc tế Long Thành.