"Thành phố ma" ở Trung Quốc là một "sản phẩm" bất thường trong quá trình đô thị hóa. Trong bối cảnh giá nhà tăng vọt, đầu tư vào đất đai đã trở thành một trong những "con đường" trọng yếu để các công ty kiếm tiền, vì thế vốn từ các ngành công nghiệp khác nhau liên tục được đổ vào lĩnh vực này.
Chính quyền địa phương cũng phụ thuộc vào tài chính đất đai, nên các nhà phát triển có rất nhiều cơ hội đầu tư, dẫn đến sự phát triển quá mức của các dự án bất động sản, gây nên tình trạng dư cung nhà đất nghiêm trọng.
Mặt khác, dù cho nhiều ngôi nhà đã được bán, nhưng mục đích của người mua cũng phải để ở mà là chờ giá đất tăng lên rồi bán lại. Thế nhưng việc hy vọng có người khác mua lại hay chuyển đến sinh sống ở những khu vực này hoàn toàn phi thực tế vì sự vắng vẻ và thiếu thốn dịch vụ không thể thu hút được người nhập cư.
Ở nhiều nơi, ban ngày nhân viên lao công còn đông hơn cả người đi bộ, buổi tối thì lạnh lẽo không một ánh đến, cái tên "thành phố mà" vì vậy mà cũng được xuất hiện.
Thành phố Ordos
Ordos là một thành phố tại Khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc, được coi là một trong những thị trấn ma nổi tiếng nhất ở đất nước này.
Dù có vị trí địa lý khá xa và dân số chỉ 1,5 triệu người nhưng Ordos lại có trữ lượng tài nguyên than đá dồi dào và được hưởng lợi từ những chiến lược phát triển của phía Tây. Chính vì vậy mà quận Kangbashi thuộc thành phố Ordos đã nhận được khoản đẩu tư lên tới hàng tỷ USD với tham vọng thu hút lượt triệu dân tới sinh sống.
Tuy nhiên Ordos chỉ có một ngành công nghiệp duy nhất là ngành than, nên không thu hút được lượng người nhập cư như hi vọng ban đầu. Sau 10 năm, Kangbashi cũng có khoảng 100 nghìn người sinh sống và giá nhà đất nơi đây đã giảm tới 70% nhưng những căn nhà kỳ vĩ vẫn nằm trơ trọi cùng những làn đường thênh thang.
Với việc nhiều người vay tiền để đầu tư vào bất động sản nơi đây nhưng thất bại, Ordos không chỉ được gọi là "thành phố ma" mà còn là "thành phố nợ nần".
Doanh Khẩu
Đây là một thành phố cảng nằm ở bờ biển trung tâm của tỉnh Liêu Ninh, phía Bắc giáp Thẩm Dương và phía Nam giáp Đại Liên. Vị trí địa lý rất tốt nên việc mở rộng đầu tư bất động sản vào khu vực này là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Ấy vậy mà sức hút của thành phố này còn không bằng những thành phố hạng 2. Nguyên nhân được chỉ ra lại chính là vì vị trị địa lý tưởng chứng rất đẹp của nơi này. Doanh Khẩu hoàn toàn bị mất đi sức hút bởi 2 thành phố lớn xung quanh. "Hàng tồn kho" của những dự án bất động sản lớn khiến nơi đây giống như "chiếc bóng" của Ordos
Đường Sơn
100 tỷ USD đã được đổ vào khu công nghiệp Tào Phi Điện ở thị xã Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc nhằm phục cụ cho 1 triệu người dân. Thế nhưng hiện này chỉ có vài ngàn người sinh sống tại đây và gây nên sự chú ý của truyền thông xứ tỷ dân với hàng loạt dự án bất động sản lớn bỏ trống. Một số nguồn tin bất động sản còn đưa ra đánh giá rằng: "Cung lớn hơn cầu sẽ tiếp tục là tình trạng của bất động sản Đường Sơn trong tương lai".
Hải Nguyên
Hải Nguyên là một huyện nghèo điển hình, nằm ở khu vực Tây Hải Cố của Ninh Hạ. Đây là một con dốc hoàng thổ khô cằn và nghèo nhất vùng tây bắc Trung Quốc. Năm 2007, huyện Hải Nguyên đã phải nộp đơn lên chính phủ xin di dân đến một thị trấn cách đó 60km. Chính phủ Trung Quốc cũng đã cấp phép thực hiện dự án xây dựng thành phố mới tại đây. Tuy nhiên sau khi thành phố mới được xây dựng xong, có rất ít tình nguyện chuyển về nơi này.
Thành phố mới Kinh Tân
Cách Bắc Kinh 120km về phía Đông Nam và cách Thiên Tân 50km về phía Bắc từng là một khu vực bỏ hoang, Năm 2006, nơi này được chấp thuận trở thành một thành phố vệ tinh sinh thái ở vùng ngoại ô của quận Bảo Trì, thành phố Thiên Tân, có diện tích quy hoạch lên tới 258 km2.
Đến năm 2010, thành phố mới này tuyên bố có khu biệt thự quy mô lớn nhất châu Á, suối nước nóng và khách sạn 5 sao. Thế rồi nơi đây đã biến thành "thành phố ma" dân cư thưa thớt và vô số căn nhà bị bỏ hoang.
Kim Dương, Quý Dương
Quý Dương là một tỉnh lị của Quý Châu ở phía Tây Nam Trung Quốc, sức hấp dẫn lớn hơn rất nhiều so với những thành phố nhỏ khác. Thế nhưng tổng diện tích của những dự án bất động sản "ế" đã vượt quá 30 triệu m2.
Với dân số khoảng 3 triệu người, ước tính phải mất tới vài năm trong điều kiện cung - cầu thuận lợi để có thể khỏa lấp hết số dự án ế ẩm này. Bóng tối của "thành phố ma" đã bao chùm khu vực mới Kim Dương. Nhiều người thường châm biếm rằng: "còn may là buổi tối vẫn có những phần tử mất trí qua lại ở đây".
Trình Cống
Cách thành phố chính Côn Minh 17 km về phía Đông Nam, với diện tích 461,1 km2. Năm 2003, Đảng ủy thành phố Côn Minh và chính quyền thành phố đã bắt đầu xây dựng khu vực mới Trình Cống như một bước đột phá trong việc hiện đại hóa Côn Minh.
13 tòa nhà hành chính mới đã được hoàn thành vào đầu năm 2007, nhưng các cơ quan hành chính thành phố Côn Minh không chuyển đến đây như dự kiến ban đầu. Một trong những lý do là bởi các trường học, bệnh viện, dịch vụ ăn uống và các cơ sở hỗ trợ khác có liên quan vẫn chưa thể hoàn thiện.
Tam Á
Tam Á là một trong những khu vực trọng điểm về phát triển du lịch của Trung Quốc. Thế nên không khó hiểu khi giá nhà đất ở đây thậm chí còn tương đương với Bắc Kinh hay Thượng Hải.
Mặc dù 85% số lượng nhà đất ở Tam Á đã có người mua nhưng vì chủ sở hữu chỉ đến vào mùa đông, nên hầu hết các ngày khác trong năm, những khu dân cư cao cấp đều trở nên hoang vắng và không có ánh sáng vào buổi tối.
Thường Châu
Không như Ordos, Thường Châu nằm ở khu vực đồng bằng sông Dương Tử có sự phát triển kinh tế và môi trường xung quanh rất tốt. Cũng do vị trí địa lý tốt, các nhà phát triển và nhà đầu tư rất tin tưởng và đặt cược vào triển vọng tăng trưởng trong tương lai của Thường Châu, dẫn đến việc xây dựng bất động sản tăng vọt và trở nên dư thừa.
Ngoài ra, ngay cả khi các nhà đầu tư đặt cược chính xác, những dự án lớn vẫn sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý được lượng "hàng tồn" của mình, bởi nền kinh tế ở Thường Châu không phải quá mạnh. Phương tiện truyền thông đã gọi đây là "Ordos thứ 2".