Đến năm 2030 Khánh Hòa có 2 đô thị loại I là thành phố Nha Trang và đô thị mới Cam Lâm.
Nhiều đô thị được nâng cấp, mở rộng
Theo quy hoạch, đến năm 2030 Khánh Hòa có 2 đô thị loại I (thành phố Nha Trang và đô thị mới Cam Lâm); 1 đô thị loại II (thành phố Cam Ranh), 1 đô thị loại III, 2 đô thị loại IV và các đô thị loại V.
Trong đó, thành phố Nha Trang là đô thị hạt nhân; thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch - logistics; huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế; huyện Vạn Ninh trở thành đô thị du lịch biển cao cấp; thị xã Ninh Hòa là đô thị công nghiệp, huyện Diên Khánh là đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống; huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là các tiểu đô thị sinh thái núi rừng.
Tương tự, đến năm 2030 tỉnh Quảng Bình dự kiến có 16 đô thị. Trong đó có 1 đô thị loại II (Đồng Hới); 1 đô thị loại III (Ba Đồn), 2 đô thị loại IV (Hoàn Lão mở rộng; Kiến Giang mở rộng); 12 đô thị loại V gồm có 6 đô thị hiện có (Đồng Lê, Phong Nha, Quán Hàu, Quy Đạt, Nông trường Việt Trung, Nông trường Lệ Ninh) và 6 đô thị xây dựng mới (Hòn La, Quảng Phương, Dinh Mười, Tiên Hóa, Cha Lo và Phúc Trạch).
Còn tại Hà Tĩnh, đến năm 2030 tỉnh này có 2 đô thị loại II (thành phố Hà Tĩnh và thành phố Kỳ Anh); 2 đô thị loại III, 12 đô thị loại IV và các đô thị loại V. Không gian phát triển đô thị tại Hà Tĩnh sẽ được phân theo 3 trục chính.
Cũng theo quy hoạch vừa được phê duyệt, đến năm 2030 tỉnh Long An có 27 đô thị. Trong đó có 1 đô thị loại I (Thành phố Tân An); 01 đô thị loại II (Thị xã Kiến Tường); 3 đô thị loại III (gồm các đô thị Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa); 9 đô thị loại IV (gồm các thị trấn Cần Đước, Đông Thành, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Tầm Vu); 13 đô thị loại V (Rạch Kiến, Long Cang, Long Hựu Đông, Long Trạch, Mỹ Quý Tây, Bình Hòa Nam, Hưng Điền B, Khánh Hưng, Thái Bình Trung, Bình Phong Thạnh, Hậu Thạnh Đông, Tân Long, Lạc Tấn).
Tại Thanh Hóa, phấn đấu đến năm 2025, tỉnh này có 47 đô thị các loại. Trong đó, 1 thành phố là đô thị loại I (đô thị Thanh Hóa: sáp nhập huyện Đông Sơn vào Thanh Hóa); 2 đô thị loại III (thành phố Sầm Sơn; thị xã Bỉm Sơn); 1 đô thị loại IV (thị xã Nghi Sơn); 43 đô thị loại V.
Đến năm 2030, toàn tỉnh Thanh Hóa có 47 đô thị. Trong đó, 1 thành phố là đô thị loại I (đô thị Thanh Hóa); 2 đô thị loại III (thành phố Sầm Sơn; thành phố Nghi Sơn); 4 đô thị loại IV (huyện Hà Trung sáp nhập vào thị xã Bỉm Sơn; thành lập mới 3 thị xã gồm Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương); 40 đô thị loại V.
Riêng tại tỉnh Quảng Ninh, dự kiến đến năm 2025, toàn tỉnh có 13 đơn vị hành chính với 13 đô thị. Cùng với đó đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh có 12 đơn vị hành chính với 13 đô thị. Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 7 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái - Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên, Vân Đồn) và tái lập thị xã Tiên Yên.
Tại Bắc Giang, đến năm 2030, toàn tỉnh có 29 đô thị. Trong đó có 1 đô thị loại I (thành phố Bắc Giang); 1 đô thị loại III (thị xã Việt Yên); 4 đô thị loại IV (thị xã Hiệp Hòa, thị trấn Chũ mở rộng, thị trấn Vôi và thị trấn Đồi Ngô); 26 thị trấn là đô thị loại V gồm 9 đô thị hiện có và 14 đô thị thành lập mới.
Đồng thời quy hoạch 23 khu đô thị - dịch vụ gắn với quy hoạch các Khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao.
Đô thị Đà Nẵng sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Ảnh: Lưu Bang
Hé lộ định hướng phân bố các vùng đô thị lớn
Mới đây, Quốc hội đã thông qua quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có định hướng phân bố các vùng đô thị lớn.
Tại vùng đô thị Hà Nội sẽ xây dựng hệ thống đô thị, gồm thành phố Hà Nội và các đô thị lân cận của các tỉnh xung quanh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng trung du và miền núi phía Bắc nhằm chia sẻ chức năng về giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, thương mại, dịch vụ, du lịch và hạn chế sự tập trung quá mức vào đô thị trung tâm Hà Nội.
Tại đây sẽ tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và hạ tầng kết nối đồng bộ, hiện đại. Hình thành các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ dọc theo các đường vành đai 4, vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội.
Quy hoạch cũng xác định việc phát triển thành phố Hà Nội trở thành đô thị thông minh, năng động, sáng tạo, dẫn dắt; đầu tàu trong khoa học, công nghệ; trung tâm giao dịch quốc tế, dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế, tài chính, ngân hàng chất lượng cao; đầu mối giao thông quan trọng của khu vực và quốc tế.
Song song với đó, xây dựng các thành phố trực thuộc thành phố Hà Nội, các đô thị vệ tinh có hạ tầng đồng bộ, tiện ích và dịch vụ đô thị, giao thông kết nối thuận tiện với trung tâm, giảm tải khu vực nội đô và mở rộng không gian phát triển của thành phố Hà Nội.
Tại vùng đô thị TP.HCM sẽ xây dựng hệ thống đô thị, gồm TP.HCM và các đô thị thuộc các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và một số địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm chia sẻ chức năng về dịch vụ, công nghiệp, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, hạn chế sự tập trung quá mức vào đô thị trung tâm TP.HCM.
Tại đây sẽ xây dựng các trục từ TP.HCM kết nối với các đô thị lớn của vùng, các đường vành đai 3, vành đai 4 và các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt kết nối sân bay, cảng biển cửa ngõ quốc tế, thúc đẩy liên kết và lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội cho cả khu vực phía Nam. Hình thành các vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ dọc theo các đường vành đai 3, vành đai 4. Phát triển thành phố sân bay cửa ngõ quốc tế Long Thành.
TP.HCM được xác định là đô thị hạt nhân, trung tâm phát triển của toàn vùng; chuyển nhanh sang dịch vụ chất lượng cao, trở thành trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh trong khu vực; đi đầu về công nghiệp công nghệ cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục, đào tạo, y tế chuyên sâu và là đầu mối giao thương với quốc tế. Chú trọng khai thác không gian ngầm gắn với khai thác hiệu quả quỹ đất đô thị.
Nghiên cứu khai thác tiềm năng và lợi thế để phát triển khu vực Thủ Đức, Cần Giờ trở thành động lực tăng trưởng mới cho TP.HCM.
Riêng vùng đô thị Đà Nẵng sẽ xây dựng hệ thống đô thị, gồm thành phố Đà Nẵng và các đô thị lân cận trở hành trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin; là một trong những trung tâm giáo dục, đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học, công nghệ của đất nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế.
Quy hoạch cũng xác định việc phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành cực tăng trưởng, động lực quan trọng, đóng vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, khu vực Bắc Tây Nguyên.
Tại vùng đô thị Cần Thơ sẽ xây dựng hệ thống đô thị với đô thị trung tâm là thành phố Cần Thơ và các đô thị lân cận trở thành trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục, đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học, công nghệ, văn hoá, thể thao của cả vùng. Khai thác trục giao thông kết nối Cần Thơ - Mỹ Thuận - Trung Lương - TP.HCM để tập trung phát triển đô thị, tạo sự lan tỏa tới các khu vực khác trong vùng.
Quy hoạch cũng xác định việc phát triển thành phố Cần Thơ là cực tăng trưởng, thúc đẩy phát triển toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Sẽ có tuyến đường sắt đô thị kết nối sân bay Chu Lai với sân bay quốc tế Đà Nẵng?
Ngày 3/7/2023, ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký Công văn số 4231/UBND – KTN về việc cho ý kiến đối với đề xuất quy hoạch tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn tỉnh.
-
Phê duyệt quy hoạch khu dân cư dọc đường 3 tháng 4, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
UBND thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) vừa ban hành Quyết định số 2271/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu dân cư dọc đường 3 tháng 4, phường Cam Phú – Cam Thuận – Cam Linh, thành phố Cam Ranh....
-
Chỉ đạo mới của Chính phủ về dự án cao tốc kết nối Nha Trang với Đà Lạt
Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải phối hợp cùng các địa phương liên quan nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư đối với tuyến cao tốc Nha Trang – Đà Lạt.
-
Dự kiến trong năm 2025, tỉnh Khánh Hòa có 91 đồ án quy hoạch được phê duyệt
Ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa vừa chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, địa phương về tình hình triển khai các đồ án quy hoạch chung và quy hoạch phân khu tại địa phương.