Sacombank trải qua nhiều biến động quan trọng về mặt lãnh đạo, mạng lưới hoạt động và kết quả kinh doanh.
CEO Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế chặng đường 8 năm tái thiết
sNgày 20/5/2025, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm chính thức gửi thư chia tay toàn thể cán bộ nhân viên Sacombank, khép lại gần 8 năm gắn bó với vị trí Tổng giám đốc – người đã dấn thân “hết mình” cho quá trình tái cơ cấu ngân hàng sau sáp nhập.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 diễn ra ngày 25/4, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm –tiết lộ, trong năm qua, ngân hàng đã thu hồi và xử lý gần 10.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng. Qua đó, nâng tổng số tiền đã xử lý từ khi bắt đầu triển khai đề án tái cơ cấu lên mức 103.988 tỷ đồng, trong đó riêng các khoản thuộc đề án tái cơ cấu chiếm 76.695 tỷ đồng.
Những con số này cho thấy bước tiến đáng kể khi quy mô các khoản tồn đọng thuộc đề án tái cơ cấu đã giảm gần 81% và tỷ trọng so với tổng tài sản giảm 26% so với thời điểm bắt đầu tái cơ cấu, hiện chỉ còn chiếm 2,4% tổng tài sản của ngân hàng.
Thu hẹp mạng lưới – bước đi chiến lược?
Bên cạnh sự thay đổi nhân sự, Sacombank cũng thực hiện tinh gọn mạng lưới hoạt động khi đóng cửa 5 phòng giao dịch tại TP.HCM trong tháng 5/2025. Đây là bước tiếp nối sau năm 2024 khi số lượng phòng giao dịch đã giảm từ 443 xuống 437, dù vẫn mở thêm 7 điểm giao dịch mới trong cùng thời gian nhưng đã đóng cửa tới 13 điểm.
Tính đến quý 1/2025, Sacombank duy trì mạng lưới gồm 1 hội sở chính, 109 chi nhánh và 437 phòng giao dịch trên toàn quốc, một trong những hệ thống rộng lớn nhất trong các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tại Việt Nam.
Quy mô nhân sự giảm mạnh
Cùng với thu hẹp mạng lưới chi nhánh, Sacombank cũng tiến hành sắp xếp lại nguồn nhân lực. Năm 2024, ngân hàng giảm 354 nhân sự; trong quý 1/2025, tiếp tục cắt giảm thêm 930 người, đưa tổng số nhân viên còn 16.128, giảm gần 2.000 người so với con số 18.108 năm 2019.
Kết quả kinh doanh: Tín hiệu tích cực nhưng còn áp lực
Trong bối cảnh nhiều biến động, Sacombank vẫn ghi nhận một số dấu hiệu khả quan. Quý 1/2025, lợi nhuận trước thuế đạt 3.674 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Năm 2024, lợi nhuận ngân hàng ước đạt hơn 12.700 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, với các chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) và vốn chủ sở hữu (ROE) nằm trong nhóm dẫn đầu ngành.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng duy trì ở mức 2,2%, chỉ tăng nhẹ so với đầu năm, cho thấy áp lực từ các khoản nợ khó xử lý vẫn hiện hữu.
Bên cạnh đó, Sacombank vẫn chưa thể chia cổ tức do chưa hoàn thành đề án tái cơ cấu, tạo ra sức ép lên cổ đông và nhà đầu tư, đồng thời đặt ra câu hỏi về lộ trình hoàn tất các mục tiêu dài hạn.
Cổ tức luôn là một chủ đề nóng tại các kỳ đại hội cổ đông Sacombank khi suốt hơn 10 năm qua, ngân hàng chưa từng thực hiện chi trả. Lần cuối cùng Sacombank chi trả cổ tức là vào năm 2013 với tỷ lệ 8%. Nguyên nhân được lãnh đạo ngân hàng nhiều lần lý giải là do quá trình tái cơ cấu sau sáp nhập vẫn chưa hoàn tất và cần sự chấp thuận của cơ quan quản lý.
Dù vậy, sau hơn một thập kỷ, cổ đông Sacombank có thể sắp được “mở tiệc” cổ tức khi Hội đồng Quản trị ngân hàng vừa công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Đây là thông tin được công bố tại kỳ Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, tạo nên tâm điểm chú ý trong giới đầu tư và cổ đông Sacombank.
Theo đó, nguồn vốn để thực hiện đợt chia cổ tức này sẽ đến từ lợi nhuận hợp nhất giữ lại lũy kế của ngân hàng, hiện đang ở mức 25.352 tỷ đồng – một con số lớn cho thấy khả năng tài chính đang dần được củng cố sau nhiều năm nỗ lực tái cơ cấu. Tuy nhiên, tỷ lệ chia cổ tức cụ thể vẫn đang chờ được sự chấp thuận từ Ngân hàng Nhà nước.
Câu hỏi lớn chờ lời giải
Nhìn lại gần một thập kỷ tái cơ cấu, Sacombank đã có những bước tiến quan trọng nhưng cũng đang đứng trước nhiều thách thức: Liệu ngân hàng có thể hoàn tất đề án tái cơ cấu đúng hạn vào năm 2025? Định hướng lãnh đạo mới sẽ ra sao sau khi CEO Nguyễn Đức Thạch Diễm từ nhiệm? Sacombank có thể duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận trong khi vẫn phải xử lý nợ xấu tồn đọng? Và chiến lược thu hẹp mạng lưới chi nhánh có phải là con đường bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và chuyển đổi số trong ngành ngân hàng?
Những câu hỏi này đang là tâm điểm theo dõi của nhà đầu tư, cổ đông và cả thị trường trong thời gian tới.
-
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế CEO Sacombank
Ngày 20/5, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi thư chia tay toàn thể cán bộ nhân viên, thông báo chính thức rời cương vị sau gần 8 năm giữ vai trò điều hành tại ngân hàng này.
-
Sacombank còn lại 6 cổ đông lớn
Ngày 8/5, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã chứng khoán: STB) công bố cập nhật mới nhất về danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ. Theo đó, số lượng cổ đông lớn giảm từ 7 xuống còn 6 sau khi quỹ KIM Vietnam Growth Equity Fund chính thức thoái vốn chỉ sau hơn một tháng góp mặt.
-
Sacombank đóng cửa 5 phòng giao dịch tại TP.HCM
Ngày 6/5/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã chứng khoán: STB) phát đi thông báo chính thức về việc chấm dứt hoạt động cùng lúc 5 phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn TP.HCM.







-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm làm Quyền Tổng Giám đốc, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm làm Phó Chủ tịch Sacombank
Ngày 22/5, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nhung giữ chức vụ Quyền Tổng Giám đốc, có hiệu lực từ ngày 27/5. Quyết định do ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank,...
-
OCB tiếp tục tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu thưởng
Ngày 21/5, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB – mã chứng khoán: OCB) chính thức thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2025 bằng hình thức phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu....
-
Quỹ đầu tư Malaysia bất ngờ góp mặt trong danh sách cổ đông lớn của ACB
Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) vừa công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên, cập nhật đến ngày 21/5, với một cái tên đáng chú ý đến từ Malaysia – Employees Provident Fund Board (EPF)....