Ảnh minh hoạ
Ông Nguyễn Chí Nghĩa, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc, cho rằng khi “bão” đến, hầu như tất cả thành phần tham gia thị trường đều bị tổn thương.
“Và đến giờ phút này, những nhà môi giới chuyên nghiệp bảo tham gia thị trường cho vui đã mất tăm”, ông Nghĩa nói.
Chia sẻ thêm về quá trình “vượt bão” của doanh nghiệp giai đoạn vừa qua, ông Nghĩa cho biết Đất Xanh Miền Bắc chịu trách nhiệm cho khoảng 3.500 môi giới chuyên nghiệp, vẫn phải cố gắng đảm bảo đóng bảo hiểm và trả lương cho nhân viên.
Ông cho biết từ mùng 6 Tết đến nay, công ty đã thực hiện được khoảng 500 giao dịch. “Ngay tối hôm qua, chúng tôi cũng chốt được 1 giao dịch trị giá khoảng 20 tỉ đồng của nhà đầu tư Việt Nam”, ông Nghĩa cho biết.
Khi bão đến, chính những người chủ nhà phải nghĩ đến các viên gạch móng đầu tiên, ông Nghĩa nhận định.
Phân tích về những biểu hiện của “cơn bão” hiện nay, ông Nghĩa nêu ra bốn yếu tố.
Thị trường hiện nay giống như một nồi cháo đang sủi xong lại nguội, do đó chúng ta đừng vơ đũa cả nắm.
“Trong lúc thị trường sủi thì chúng tôi vẫn bán được những sản phẩm phù hợp, ký được giao dịch với khách hàng, giao dịch thực vẫn có và vẫn diễn ra bình thường. Đây cũng là lúc những nhà đầu tư ở thực sẽ được quyền lựa chọn rất nhiều sản phẩm trên thị trường nhưng họ vẫn lựa chọn phân khúc đem lại giá trị thực”, lãnh đạo Đất Xanh Miền Bắc cho hay.
Thứ hai, đó là biểu hiện về giá khi nhiều sản phẩm không tập trung vào giá trị.
Thứ ba, có nhiều sự khôn ngoan xuất hiện ở khách hàng hơn. Họ có kiến thức và biết phân biệt nên nghe theo đám đông hay không? Nên chạy theo những dự án được PR nhiều hay không?
“Theo tôi, họ còn có kiến thức cao hơn cả những môi giới không chuyên nghiệp”, ông Nghĩa đánh giá.
Thứ tư là vấn đề pháp lý. Là một đơn vị có cả môi giới, doanh nghiệp của ông đã gặp phải nhiều vấn đề trong suốt 10 năm phát triển. Trong đó, vấn đề lớn nhất là hành lang pháp lý.
Ông Nghĩa kiến nghị cần phải nâng cao năng lực của chính người tham gia thị trường.
“Đến giờ phút này những người tham gia bằng cảm tính đã và đang phải trả giá bằng tiền và nước mắt của chính mình do không có kiến thức, không có sự am hiểu về thị trường, không am hiểu tường tận về pháp lý”, ông Nghĩa nói.
Theo một thống kê mới nhất của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), trong quý 1 tiếp tục có thêm 30-50% sàn giao dịch phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động. Đặc biệt, có khu vực con số này lên tới 80%. Đây là giai đoạn thách thức đối với những đơn vị môi giới không đủ năng lực cạnh tranh để tồn tại nhưng cũng là cơ hội để các đơn vị chuyên nghiệp vượt lên và phát triển bền vững hơn.
Thị trường thời gian qua cũng ghi nhận sự gia tăng số lượng môi giới bất động sản nghỉ việc. Ước lượng số môi giới đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30-40% so với giai đoạn đầu năm 2022. Cá biệt, tại một số khu vực, số lượng môi giới bất động sản tiếp tục nghỉ việc lên tới 80%.
Theo khảo sát của VARS, phần lớn môi giới bất động sản nghỉ việc đều thuộc nhóm “lính mới” hoặc “tay ngang”. Điển hình là nhóm môi giới bắt sóng các đợt sốt ảo, quá “phấn khích” và duy trì song song hai trạng thái tay ngang vừa là “nhà đầu tư” vừa là “môi giới bất động sản”.
Để tồn tại qua thời gian này, một số môi giới bất động sản đã tìm hướng mới bằng cách chuyển sang mảng cho thuê. Nhóm môi giới chuyên nghiệp tuy có khó khăn nhưng vẫn bám trụ được với thị trường.
Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VARS, Tổng giám đốc Công ty Cao Ốc Quốc tế Hồ Tây, cho rằng quý 1.2023 được coi là khoảng thời gian “sàng lọc tự nhiên”.
Sau thời gian này, thị trường sẽ ghi nhận sự loại bỏ hàng loạt các đối tượng không phù hợp từ doanh nghiệp bất động sản đến môi giới ra khỏi cuộc chơi. Đây chính là tiền đề, cơ sở để thị trường sau đó sẽ phát triển một cách có chọn lọc, minh bạch hơn, bền vững hơn hơn.
-
Môi giới quay trở lại, nhưng chỉ nhận bán hàng “cắt lỗ”
Trong năm 2022, nhiều môi giới đã bỏ nghề khi thị trường tụt dốc và làn sóng sa thải diễn ra ở hầu hết các công ty bất động sản. Có người bỏ về quê tìm kiếm công việc mới, có người bám trụ lại thành phố và đã quay lại với nghề dù thị trường chưa khởi sắc.
-
Bi hài sau những vụ chốt lời tiền tỷ từ chung cư
Nhiều trường hợp “lỡ” chốt lãi tiền tỷ căn hộ lâm cảnh “méo mặt” tìm mua nhà mới trong bối cảnh giá chung cư ngày càng tăng cao.
-
Nhà bán lẻ quốc tế thích trung tâm thương mại, nhà phố và khối đế chung cư Hà Nội sẽ ra sao?
Các đơn vị bán lẻ trong nước và nước ngoài đang có xu hướng chuyển vào các trung tâm thương mại. Điều này dấy lên lo ngại về tương lai của phân khúc nhà phố và khối đế chung cư trong việc cho thuê....
-
Giá bán bất động sản đang tăng từng ngày
Đó là thông tin được doanh nghiệp bất động sản nhấn mạnh trong một toạ đàm diễn ra ngày 12.12, liên quan đến dòng chảy tài chính trên thị trường bất động sản.