Năm 2022, ngành thép đang trải qua giai đoạn khó khăn khi giá thép giảm và nhu cầu tiêu thụ yếu. Theo đó, hầu hết doanh nghiệp sản xuất thép đều ghi nhận lỗ trong quý 3 vừa qua.
Trong báo cáo mới đây của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, giá thép thế giới giảm tạo sức ép lớn lên giá thép trong nước. Bên cạnh đó, khó khăn của nền kinh tế thế giới dẫn đến nhu cầu suy giảm, ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam.
Nhu cầu trong nước và xuất khẩu suy yếu, giá thép xây dựng sẽ còn giảm trong thời gian tới
Với việc sản lượng xuất khẩu mặt hàng thép suy giảm dẫn đến tăng nguồn cung trong nước, kéo theo tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa.
KBSV cho rằng, giá thép thời gian tới có thể giảm nhưng ít biến động do 3 yếu tố chính là nguyên liệu đầu ở mức thấp, hàng tồn kho cao và nhu cầu suy yếu. Trong đó, nhu cầu chậm lại là mối lo ngại chính khiến giá thép có tiếp tục giảm đến hết năm nay.
Cụ thể, giá quặng sắt tại ngày 31/10 đang giao dịch quanh mức 92,59 USD/tấn, giảm 19% so với giá thời điểm đầu quý 3.
Tương tự, giá nguyên liệu khác dùng trong sản xuất thép là than cốc hiện nay đang được giao dịch ở mức 289 USD/tấn. Việc giá nguyên vật liệu ít biến động giúp các doanh nghiệp sản xuất thép kiểm soát tốt hơn rủi ro từ đầu vào.
Mặc khác, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước yếu đi buộc các doanh nghiệp sản xuất phải hạ giá bán để giải phóng nhanh hàng tồn kho.
Tuy nhiên, KBSV kỳ vọng mức giảm không quá lớn bởi các nhà sản xuất thép đã chủ động cắt giảm sản xuất và hàng tồn kho từ cuối quý 3. Nhưng đến nay, lượng thép tồn kho tại các doanh nghiệp vẫn còn nhiều.
KBSV kỳ vọng rằng giá thép xây dựng sẽ giao dịch duy trì quanh mức 14 triệu đồng/tấn
Trên thị trường, giá thép cuộn CB240 của thương hiệu thép Hòa Phát đang ở mức 14,5 triệu đồng/tấn và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14,600 triệu đồng/tấn. KBSV kỳ vọng rằng giá thép xây dựng sẽ giao dịch duy trì quanh mức 14 triệu đồng/tấn.
Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép thành phẩm trong tháng 10 đạt 2,046 triệu tấn, giảm 16,38% so với tháng 9 và giảm 28,7% so với cùng kỳ 2021; tiêu thụ thép các loại đạt 1,888 triệu tấn, giảm 5,53% so với tháng trước và giảm 29,4% so với cùng kỳ.
Sau 10 tháng đầu năm, cả nước đã sản xuất được 25,31 triệu tấn thép thành phẩm, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, tiêu thụ thép thành phẩm đạt 23,1 triệu tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2021.
Thời gian tới, thị trường thép trong nước được đánh giá sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do hoạt động xuất khẩu kém khả quan, cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, các chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, tỷ giá leo thang có thể tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành thép.
-
Tồn kho còn nhiều, ngành thép vẫn tiếp tục nhập siêu hàng tỉ USD
Trong bối cảnh nhu cầu suy yếu, tiêu thụ khó khăn, hàng tồn kho còn nhiều, Việt Nam vẫn tiếp tục chi hàng tỉ USD mỗi năm để nhập khẩu thép và nguyên liệu.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....