Hạ tầng giao thông Đồng Nai và khu vực xung quanh đang được hoàn thành
Điều này hoàn toàn chính xác khi Nhơn Trạch chỉ cách trung tâm Thủ Thiêm (TP.HCM) khoảng 30 phút di chuyển, liền kề các tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng và là một trong những cửa ngõ chính để vào TP.HCM từ hướng Đông.
Xem thêm: Bán đất nhơn trạch
Kết nối liên vùng thuận tiện
Điều khiến Nhơn Trạch trở thành huyện có sức hút mạnh về vốn đầu tư cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển đô thị liên tục tăng cao qua các năm chính là ở khả năng kết nối thuận tiện và nhanh chóng đến các tỉnh, địa phương thuộc vùng trọng điểm kinh tế phía Nam thông qua hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu và đang được đầu tư.
Về đường bộ, ngoài Quốc lộ 1, Quốc lộ 51 đã và đang được nâng cấp mở rộng, nhiều tuyến cao tốc đi qua hoặc liền kề Nhơn Trạch cũng đang được đầu tư mạnh mẽ và đồng bộ như Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành Đai ngoài, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức – Nhơn Trạch – Long Thành, Biên Hòa – Vũng Tàu… Đặc biệt, các công trình như cầu Sài Gòn 2 (thông xe ngày 15/10/2013), cầu Rạch Chiếc, cầu Phước Lý hay cầu vượt Hàng Xanh, Thủ Đức… đều đã và đang chuẩn bị sẵn sàng để giúp kết nối trực tiếp Nhơn Trạch với TP.HCM.
Bên cạnh các dự án về hạ tầng giao thông đường bộ, Nhơn Trạch được bao bọc bởi các con sông lớn như sông Đồng Nai, sông Lòng Tàu và sông Thị Vải với cụm cảng nước sâu như Cát Lái, Phước An, Cái Mép – Thị Vải... kề bên, việc thông thương hàng hóa tại đây đang diễn ra rất sôi nổi cùng nhiều loại hình du lịch trên sông, biển đang hình thành. Trong khi đó, dự án sân bay Quốc tế Long Thành với 4 đường băng cất-hạ cánh kết nối Việt Nam với khu vực và thế giới cũng cách Nhơn Trạch không xa, đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Tại khu quy hoạch này còn có tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM – Đồng Nai – Nha Trang (thuộc dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam) và tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm – Nhơn Trạch kết nối ngầm với sân bay Long Thành.
Nhờ sự kết nối đồng bộ về hạ tầng giao thông như trên, hành trình từ Nhơn Trạch đi TP.HCM, Vũng Tàu và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên… đều được rút ngắn và thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy giao thương, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.
Vùng đất giàu tiềm năng
Sở hữu nhiều cơ sở hạ tầng mang tính chiến lược như các đường vành đai, đường cao tốc, hệ thống cảng sông-biển, cảng hàng không cùng hệ thống các trung tâm kinh tế đã phát triển, Nhơn Trạch có ưu thế mạnh mẽ và tiềm năng lớn để thu hút nguồn vốn, nhân lực và công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, đô thị theo chiều sâu.
Cụ thể, đã có 8 cụm khu công nghiệp có quy mô hơn 2.700 ha hình thành trên địa bàn, thu hút trên 360 dự án đầu tư với 226 dự án đã đi vào hoạt động và tạo ra việc làm cho hơn 71.000 lao động, đặc biệt phải kể đến đội ngũ lao động trí thức chất lượng cao là hàng chục ngàn chuyên gia đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới làm việc tại đây. “Đất lành chim đậu”, cùng với sự phát triển kinh tế địa phương là dân số không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng thay đổi diện mạo vùng đất từng ngày, những tuyến đường giao thông nông thôn, những con lộ không tên giờ đã được nâng cấp và chỉnh chu dưới tên gọi của nhiều vị danh nhân, anh hùng dân tộc như đường Nguyễn Văn Cừ, đường Tôn Đức Thắng, đường Võ Văn Tần, đường Nguyễn Ái Quốc, đường Trần Phú…
Nhơn Trạch không những hòa cùng xu hướng chung của thế giới là phát triển đô thị hướng biển (biển Đông) nơi dễ dàng giao thương hàng hoá, giao lưu kinh tế… mà còn có lợi thế khác là tiếp giáp với phía Đông – Đông Nam TPHCM, vùng đất này đang là trở thành tâm điểm cho các dự án đô thị vệ tinh nhằm giãn dân cho TPHCM… Tuy rất gần biển, mát lành là thế nhưng xét về địa hình, Nhơn Trạch lại là vùng đất đồi vững chắc và cao hơn mực nước biển đến hàng chục mét. Đây chính là những điều kiện lý tưởng cho việc hình thành các khu đô thị mới, đem đến một cuộc sống thịnh vượng về mọi mặt.